VIETNAM
NEWS
NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 25 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Nhìn Ra Biển Ðông
Trần Khải
2- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Cộng sản
và Tội ác
Trần Quốc Hiên (Ðảng DCND)
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Quan Hệ Việt Mỹ: không được tốt đẹp bởi
chiến tranh và hàng rào ý thức hệ
Nguyễn Tiến Trung
4-
Tin Tức Quốc Nội
- Thư Phản Ảnh Về ông Ðỗ Hoàng Ân, nguyên Phó chủ tịch UBND tp Hà Nội
Người Hà Nội
5- Tham Khảo
- Ðêm Trung Thu, đốt đèn lồng,
theo em về, tìm trăng
quê cũ
Hồ Ðinh
6- Thời Sự Nước Úc
- Cử tri "marginal seats" nghĩ gì về lưỡng đảng?
Hoàng Ð.Thư
7- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản Tin Nước
Úc
8- Ðời Sống Quanh Ta
- Giăng Bẫy
Chờ Kẻ Giết Người
Vũ Hải
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Nhìn Ra Biển Ðông
Trần Khải
(VNN)
Ðã có nhiều dấu hiệu cần phải lo xa về tình hình Biển Ðông. Không chỉ riêng người Việt lo xa, mà đã thấy rất nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại rồi.
Bên cạnh những cuộc tập trận công khai, động binh nhiều ngàn chiến binh và có đủ hải lục không quân, còn có những cuộc tập trận lặng lẽ trong bóng tối - thí dụ như khi tờ báo Anh Quốc The Times dẫn một bản phúc trình Pentagon, tức là Ngũ Giác Ðài hay Lầu Năm Góc, loan tin và được AFP trích dẫn để loan lại ngày 8-9-2007 rằng các tin tặc Trung Quốc đã soạn ra kế hoạch để đánh tê liệt toàn bộ hệ thống hàng không mẫu hạm Mỹ xuyên qua một trận tổng tấn công qua mạng tin học.
Báo The Times viết rằng Pentagon đã liệt kê được hơn 79,000 lần âm mưu đột nhập mạng tin học Bộ Quốc Phòng Mỹ trong năm 2005, trong đó 1,300 vụ thành công. Tờ báo Anh Quốc này dẫn bản phúc trình viết cho Ðại Học Chiến Tranh Hoa Kỳ của Larry M. Wortzel, rằng: "Ðiều làm chúng ta cần suy nghĩ là trong nhiều cuốn cẩm nang quân sự Trung Quốc, họ xem Hoa Kỳ như là nước nhiều phần họ sẽ là đối thủ trong trận chiến tranh mới..."
Tất nhiên là
Trung Quốc tức khắc bác bỏ là không liên hệ gì chuyện tin tặc cả. Ðiều suy nghĩ là: Tại sao một bản tin hay như thế mà lại để cho báo Anh loan ra trước nhất? Tại sao người cho tin, nghĩa là người phóng ra bản phúc trình Pentagon, không đưa cho báo Mỹ nào trước? Ðơn giản vì đây là bí mật quân sự, và là bí mật quốc phòng. Và nếu đưa cho báo Mỹ, thì báo Mỹ đó có thể bị một ông công tố kiếm chuyện để truy hỏi xem người nào bên trong Pentagon đã phóng bản phúc trình mật về tin tặc này ra.
Qua đây, chúng ta
có vẻ như nhận diện ra một cuộc chiến mới: nhiều phần xung trận đầu tiên sẽ là các đặc công tin tặc. Không còn chuyện tiền pháo hậu xung (bắn pháo trước, rồi thúc quân xung phong sau) như thời xưa nữa. Chiến tranh tin học như thế được dùng làm mũi tấn công trước, và hình như đối tượng sẽ là tìm cách đánh cho tê liệt toàn bộ các hàng không mẫu hạm, theo bản tin.
Tại sao lại đánh các mẫu hạm trước? Sao không bắn hỏa tiễn hay phi đạn mang đầu đạn nguyên tử? Sao không cho các tàu ngầm lao vào hải cảng đối thủ? Sao lại muốn nhắm đánh mẫu hạm của Mỹ trước?
Ðây là chỗ dân Việt Nam mình cần quan ngại: có nghĩa là, nhà nước Trung Quốc tin rằng chiến trường sắp tới nhiều phần sẽ là Biển Ðông, và rằng sau đợt tin tặc tấn công là cần đánh ngay các quân cờ "xe pháo mã" ở Biển Ðông, nghĩa là các hàng không mẫu hạm. Nghĩa là, Bắc Kinh không cần nghĩ tới chuyện phóng phi đạn mang đầu đạn nguyên tử vào Washington DC hay Los Angeles kiểu như Bắc Hàn thường hăm dọa Mỹ. Thêm nữa, có thể vì Bắc Kinh không nghĩ là xuyên qua nổi lá chắn phi đạn của Mỹ. Mà cũng có thể là Trung Quốc chỉ thuần túy quan tâm về Biển Ðông, nơi cần tóm thu Ðài Loan, Trường Sa, Hoàng Sa, và có thể một phần hay trọn gói Việt Nam.
Không chỉ thế, mà xa hơn thì Nhật Bản cũng lo ngại. Báo Japan Today hôm Thứ Sáu 21-9-2007 loan tin rằng, "Hơn 80% dân Nhật Bản trả lời một bản thăm dò của chính phủ [Nhật] lo ngại về viễn ảnh một trận tấn công quân sự vào Nhật Bản, phản ảnh quan ngại của họ về chương trình nguyên tử của Bắc Hàn và việc tăng cường quân sự của Trung Quốc, theo kết quả thăm dò phổ biến hôm Thứ Năm."
Bản thăm dò giả vờ nhắc tới Bắc Hàn, nhưng thực ra chính phủ Tokyo chỉ muốn nhắn nhủ rằng chỉ lo là riêng với Hoa Lục thôi. Bạn cứ mở bản đồ ra là thấy. Bất cứ nhúc nhích nào của Bắc Hàn, kể cả việc di chuyển 150,000 tù nhân chính trị trong mạng lưới các trại tù tập trung cải tạo của Bắc Hàn đều được không ảnh vệ tinh Mỹ chụp lại. Vậy thì, chỉ cần Bắc Hàn di chuyển một đoàn xe quân đội hay đột ngột tăng lượng thông tin qua các mạng truyền tin là Mỹ biết ngay, và Mỹ đã luôn luôn báo trước vài ngày các cuộc bắn thử nghiệm hỏa tiễn của Bắc Hàn.
Thêm nữa, Nhật không cần sợ Bắc Hàn, vì 37,000 lính Mỹ đang đóng ở Nam Hàn và các nơi trong Thái Bình Dương phải theo dõi Bắc Hàn còn sát hơn nữa chứ. Nghĩa là, lo là lo từ anh Trung Quốc thôi.
Không chỉ là chuyện thăm dò đâu. Mà chính Thủ Tướng Nhật cũng nói lớn tiếng ra rồi.
Tạp chí Time
trong số phát hành
ngày 13-9-2007, bài viết nhan đề "Asia's Call to Arms" (Á Châu Kêu Gọi Vũ Trang) của tác giả Joshua Kurlantzick có đoạn ghi nhận, trích dịch:
"Hồi cuối tháng 8, sau khi viếng thăm các cơ sở quân sự Trung Quốc, Ðô Ðốc Mỹ Michael Mullen bày tỏ lạc quan về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, "Ðiều tôi thấy là hành động, không chỉ lời nói thôi," theo Mullen khi
ca ngợi sự cởi mở của Trung Quốc. "Tôi xem thấy đó rất là tích cực." Nhưng nồng ấm công khai như thế chỉ dường như ngắn ngủi như thời gian đưa cô đào xi-nê Lindsay Lohan vào nơi cai nghiện. Vì chỉ vài ngày sau, Ấn Ðộ, Úc Châu, Nhật Bản và Mỹ tổ chức một cuộc tập trận hải quân, lần xuất hiện đầu tiên của Hạm Ðội Số 7 trong vùng Vịnh Bengal kể từ năm 1971, trong khi Shinzo Abe, lúc đó trong cương vị Thủ Tướng Nhật, kêu gọi làm một "vòng đai tự do" xuyên khắp Á Châu, nối các quốc gia theo chế độ dân chủ trong vùng lại..." (hết dịch)
Nghĩa là, đích thân Thủ Tướng Nhật kêu gọi làm vòng đai Châu Á để kềm chân Trung Quốc. Nói thẳng, nói thực, không giấu gì. Cũng không cần giả bộ làm lộ tin qua báo Anh Quốc. Trong khi đó, các lãnh tụ Hà Nội không nói vòng qua đường báo chí Anh Quốc, cũng không nói thẳng như ông Abe, thì lại ra mặt chung vui Tết Trung Thu với đàn anh trong khi lặng lẽ giúp chuộc mạng các ngư dân bị hải quân Trung Quốc bắt cóc.
Nhưng điều trên cho thấy rằng, Nhật, Mỹ, Úc và Ấn có vẻ tin rằng sóng gió sắp tới là sẽ xảy ra trên mặt biển. Thế nên mới cần tập trận hải quân, đặc biệt là cần hàng không mẫu hạm.
Bản tin RIA
Novosti loan từ Hồng Kông ngày 31-7-2007 rằng Hải Quân Trung Quốc đang xây dựng 2 hàng không mẫu hạm với giúp đỡ từ Nga và có thể là sẽ hoàn tất vào năm 2015.
Câu chuyện dễ hiểu lắm, bạn nên suy nghĩ như trường hợp thường xuyên nhìn thấy ở các nước công an trị: giả sử bạn mở một tiệm cà phê, hay một tiệm phở ở Hà Nội, hay Sài Gòn. Và từ sáng sớm cho tới tối mịt, lúc nào cũng có mấy lính công an mặc sắc phục ngồi dềnh dàng ngay cửa chính. Chỉ trong vài ngày là bạn thê thảm liền, vì không bao nhiêu khách dám
vào tiệm ngồi.
Chuyện đó ở tầm vĩ mô sẽ xảy ra cho Việt Nam vài năm tới, cụ thể là kể từ năm 2015. Lúc đó, Hải Quân Trung Quốc với 2 chiếc hàng không mẫu hạm, trên đó mỗi mẫu hạm là có vài trăm phi cơ tác chiến Mig-21, tới đậu ngoài biển Nha Trang và Vũng Tàu, lấy cớ để bảo vệ đàn em, hay lịch sự hơn thì lấy cớ bảo vệ Trường sa và Hoàng Sa.
Thế là không chỉ ngư dân Việt Nam thê thảm, mà du khách quốc tế cũng rủ nhau bỏ chạy liền.
Ðương nhiên là
Mỹ cũng nhìn thấy tình hình Biển Ðông đang dậy sóng. Thế cho nên, bản tin từ Jim Wolf, ký giả Reuters, loan hôm 19-9-2007, viết là Bộ Trưởng Không Quân Mỹ Michael Wynne nói hôm Thứ Tư 19-9-2007 rằng Mỹ nên giữ nguyên kế hoạch 299 tỉ đô để mua hơn 2,400 chiếc phi cơ chiến đấu F-35 từ công ty Lockheed Martin Corp,
khi "ông bác bỏ lời của một nhóm nghiên cứu có thế lực kêu gọi cắt giảm tới phân nửa số lượng mua đã tính - chương trình mua vũ khí tốn kém nhất của Pentagon."
Chưa hết, ông Bộ Trưởng nói thẳng, "Quý vị nghĩ rằng lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn bao nhiêu? Chỉ 21 chiếc B-2 thôi sao. Xin hãy nghĩ về chuyện đó đi."
Cũng nên nhắc rằng, trong kho vũ khí của Mỹ có 21 chiếc chiến đấu cơ tối tân B-2 của hãng Northrop Grumman Corp.
Bản tin
Reuters cũng viết, "Các điểm có thể bùng nổ chiến tranh có cả Ðài Loan, ưu thế quân sự tại Á Châu và cạnh tranh trên toàn cầu vì nguồn dầu và các tài nguyên khan hiếm khác."
Bạn đừng đọc tới chuyện phi cơ tác chiến mà nghĩ là chuyện trên trời, không liên hệ gì tới mình. Xin nhớ rằng mỗi hàng không mẫu hạm đều có thể mang nhiều chiến đấu cơ. Và đó cũng là lý do vì sao, tin tặc Trung Quốc suy tính chuyện đầu tiên là phải đánh cho tê liệt các chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Trời ạ, vào một buổi sáng nào đó, khi bạn thức dậy bên bờ biển Hội An, ra bàn cà phê ngồi, và nhìn xa xa lại thấy một chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc đậu chình ình. Hãy suy nghĩ cho lạc quan, có thể là họ tới chỉ vì thiện chí muốn bảo vệ các nét văn hóa Trung Quốc một thời xưa cổ tại thành phố xinh đẹp này.
Hay có phải là họ tới gìn giữ bờ biển China Beach ở Quảng Ðà, nơi Chủ Tịch Giang Trạch Dân của họ một thời xuống biển này tắm. Ai mà biết được. Phải chăng, họ vẫn có quyền cắm bảng nơi Giang Chủ Tịch từng xuống tắm, và tuyên bố đó là di tích lịch sử của đồng chí lãnh đạo Trung Quốc?
Xin nhớ, hàng không
mẫu hạm và hàng trăm chiến đấu cơ trên đó đều không biết nói tiếng Việt để trả lời cho bạn.
=END=
2- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Cộng sản và Tội ác
Trần Quốc Hiên (Ðảng DCND)
"Ðộc tài tất yếu sẽ dẫn đến tội ác"
Ở Việt Nam trước năm 1954, khi mà cách mạng Việt Nam còn lệ thuộc vào viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô, trong các hội trường diễn ra cuộc họp của Ðảng và Nhà nước đều treo rất trang trọng ảnh của ba nhà lãnh đạo: Stalin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Ðông. Tại đại hội Ðảng lần thứ 2, năm 1951, ông Hồ Chí Minh đã chỉ vào những bức ảnh rất lớn treo trong hội trường và nói: "Bác cam đoan với các chú rằng, hai nhà lãnh đạo Stalin và Mao Trạch Ðông không bao giờ phạm sai lầm, Bác đảm bảo với các chú như thế, tư tưởng của Stalin và Mao Trạch Ðông là tư tưởng của Mác đã được các vị ấy giải thích và ứng dụng vào thực tiễn của mỗi nước." Ðây là một sự ngụy biện, lừa dối trắng trợn và là một sai lầm nghiêm trọng của Hồ Chí Minh.
Thực tiễn đã chứng minh cả ba nhà lãnh đạo Stalin, Mao Trạch Ðông và Hồ Chí Minh đều phạm sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến con đường phản bội chủ nghĩa Mác, mọi sai lầm của họ đều bắt nguồn từ quyền lực độc tài. Trong khi Mác là một học giả cả cuộc đời gắn liền với công việc nghiên cứu và viết lách, thì cả ba nhà lãnh đạo Stalin,
Mao Trạch Ðông và Hồ Chí Minh đều là ba lãnh tụ tối cao của Ðảng, Nhà nước và Quân đội. Stalin từng giữ các chức vụ: "Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Ðại biểu Nhân dân Xô Viết (Chủ tịch Quốc hội) và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ). Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Ðại nguyên soái Liên Xô". Mao
Trạch Ðông cũng giữ nhiều chức vụ: "Chủ tịch Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương". So với hai nhà lãnh đạo trên, Hồ Chí Minh không hề thua kém, cùng lúc kiêm nhiệm nhiều chức vụ: "Chủ tịch Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao, Chủ tịch Quân ủy Trung ương".
Cả ba nhà lãnh đạo đều độc chiếm quyền lực trong Ðảng, Nhà nước và Quân đội, thiết lập nền thống trị độc tài, quyền uy tuyệt đối. Quyền uy của họ còn lớn hơn quyền uy của Vua, bởi vì họ sử dụng bạo lực để thống trị nhân dân về tư tưởng, áp đặt tư tưởng của mình lên ý thức xã hội, cũng như việc họ đã dùng bạo lực để xuyên tạc chủ nghĩa Mác, biến chủ nghĩa Mác thành tư tưởng của cá nhân. Chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao Trạch Ðông và tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất hoàn toàn không có giá trị khoa học, thậm chí phản khoa học.
Ðộc tài tất yếu sẽ dẫn đến tội ác. Tại Liên Xô, trong thời kỳ "Ðại thanh trừng" của Stalin đã có hàng triệu người bị hành quyết và chết trong các trại tập trung. Dưới thời kỳ Mao Trạch Ðông (Từ năm 1946 - 1965), theo ước tính của Ủy ban tư pháp Thượng viện Mỹ có khoảng 60 triệu người đã bị giết chết, còn theo số liệu của Liên Xô thì con số này là khoảng 30 triệu người. Chỉ tính riêng trong cuộc "Ðại cách mạng văn hóa" do Mao phát động đã tiêu diệt hàng chục triệu người, họ đều là nạn nhân của các cuộc thanh trừng phe phái trong Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Sự việc "giết người" nêu trên cũng diễn ra tương tự ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ của cuộc cải cách ruộng đất mà người ta gọi là "Cuộc cách mạng long trời lở đất", do Hồ Chí Minh
lãnh đạo. Theo số liệu của Ðảng Cộng sản Việt Nam công bố thì có khoảng 172 nghìn người bị quy kết vào thành phần địa chủ, phú nông, những người này hoặc là bị xử bắn ngay tại chỗ hoặc bị tra tấn và tù đầy cho đến chết. Trong số đó có tới 123 nghìn người bị oan, bị đấu tố sai. Chắc chắn con số người chết trên thực tế còn cao hơn rất nhiều, bởi vì người ta chưa thống kê số người bị quy kết là Ðảng viên Quốc Dân Ðảng, những người này bị xử bắn ngay tại chỗ. Ðảng Cộng sản cũng không công bố số người chết liên quan đến các cuộc thanh trừng phe phái trong Ðảng. Tuy nhiên, với những con số đã nêu ở trên, có thể ghi vào sách kỷ lục Guinness về "tội ác giết người" trong lịch sử nhân loại. Có thể kết luận rằng: "Chế độ độc tài Cộng sản luôn gắn liền với tội ác".
Ngồi trên đỉnh cao quyền lực, các nhà độc tài Cộng sản đã gây ra những tội ác đối với loài người, họ không chỉ "giết người" mà còn "hủy hoại văn hóa", mục tiêu của họ là xóa bỏ toàn bộ những tàn dư của xã hội cũ, bao gồm Kiến trúc thượng tầng xã hội và Cơ sở hạ tầng xã hội. Hồ Chí Minh coi một trong những tàn dư của xã hội cũ là Phật Giáo, ông chủ trương thi hành chính sách đàn áp Phật giáo, xóa bỏ tín ngưỡng. Không có tội ác nào lớn bằng việc xúc phạm danh dự và nhân phẩm của các nhà tu hành, hủy hoại hình tượng thiêng liêng của các Tôn giáo. Những việc làm đó chỉ có ở những kẻ ngu dốt, ấu trĩ và bảo thủ, đó là vết nhơ trong lịch sử. Vậy mà những việc làm vô thần, vô nhân đạo, vô văn hóa và phản khoa học đấy lại được khởi xướng từ các nhà độc tài Cộng sản.
Chúng ta cùng trở lại lịch sử của đất nước, vào khoảng giữa thế kỷ trước, khi mà Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản phát động cuộc "Cách mạng văn hóa". Ðây là chiến dịch tuyên truyền và kích động quần chúng "Xóa bỏ nền văn hóa của xã hội cũ, xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa." Trong một thời gian dài, người ta đã tàn phá các di tích lịch sử, di tích Tôn giáo, phá các ngôi
chùa, đốt tượng Phật, người dân mang tượng Phật đốt hoặc dìm xuống ao, tháo dỡ các câu đối ở đình chùa đem đi lát đường, làm cầu.v.v... Tất cả những việc làm này được Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản khuyến khích và tuyên dương, bởi vì các nhà lãnh đạo Cộng sản cho rằng phải xóa bỏ tín ngưỡng, xóa bỏ Tôn giáo, coi tín ngưỡng là phản cách mạng, là kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội. Sự thật, những lý luận của Mác đã được các nhà độc tài Cộng sản, trong đó có Hồ Chí Minh, hiện thực hóa bằng tội ác.
Ðảng Cộng sản vận động toàn xã hội học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có nghĩa là học tập và làm theo "Tấm gương tội ác" hay sao? Không biết tổ chức UNESCO có xét đến các sự thật lịch sử này không khi công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới? Chắc chắn sự thật đó đã được các học giả Cộng sản giấu đi, đây là việc làm xuyên tạc lịch sử, thể hiện yếu kém của Ðảng về lý luận và thực tiễn. Ðảng đã không ý thức đúng về vấn đề tôn giáo, không lý giải được tinh thần của các tôn giáo, không hiểu được vai trò của tôn giáo trong quá trình phát
triển xã hội. Ðảng quen với việc sử dụng bạo lực và chiến dịch tuyên truyền kích động để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề tôn giáo. Cuộc chiến giữa Cộng sản và Tôn giáo đã bắt đầu, và người khởi xướng không ai khác chính là nhà độc tài Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh
không chỉ muốn thống trị xã hội bằng Quyền uy, mà còn muốn thống trị xã hội bằng tư tưởng. Ông nhận thấy Phật giáo đã tạo ảnh hưởng sâu rộng và vững chắc trong ý thức xã hội, không
tuân theo thậm chí chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh; Phật giáo là sự giác ngộ và giải thoát, trong khi đó tư tưởng Hồ Chí Minh lại là sự thống trị và chi phối ý thức xã hội bằng bạo lực. Ðể bảo vệ nền chuyên chính, Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản đã thi hành chính sách đàn áp Phật giáo, nhằm xóa bỏ những tư tưởng của Phật giáo trong ý thức xã hội, họ xuyên tạc chủ nghĩa Mác, tô vẽ thêm bằng tư tưởng Hồ Chí Minh mà thực chất là chủ nghĩa cải lương. Khi lý luận đã "Chắp vá" thì thực tiễn cũng "Rách nát" thôi! Ðây là một tất yếu lịch sử.
Ngày nay Việt Nam đã hội nhập cùng thế giới, vậy mà các thế hệ lãnh đạo sau Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục thi hành chính sách đàn áp tôn giáo, họ không biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm, không quan tâm đến lợi ích của đất nước. Với ý đồ xóa bỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Ðảng Cộng sản đang phát động một chiến dịch vu khống, bôi nhọ và thóa mạ các nhà tu hành. Báo chí Cộng sản liên tục công kích để hạ thấp uy tín của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ và các vị đồng đạo, tiến tới kết tội và giam giữ họ. Bộ máy tuyên truyền của Ðảng Cộng sản đã đồng loạt lên tiếng, nhưng không phải tiếng nói của lương tâm mà là tiếng nói của nòng súng, tiếng nói của quyền lực độc tài. Nòng súng oan nghiệt đang chĩa vào những nhà tu hành, chỉ vì họ "Dám" đứng lên bảo vệ dân nghèo, cứu trợ dân oan, yêu cầu Tự do - Dân chủ. Không thể tưởng tượng được rằng những sự việc trên đang diễn ra trong thế kỷ 21, một kỷ nguyên của tri thức và tự do.
Không có việc làm nào đáng lên án bằng việc bôi nhọ và xúc phạm Ðức tin vào Tôn giáo của các nhà tu hành. Chắc hẳn các quan chức Cộng sản vẫn chưa quên sự kiện lịch sử việc Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để ban sự "Dũng mãnh" cho các Phật tử, giúp họ đấu tranh chống lại chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Ðình Diệm, kiên quyết bảo vệ ánh sáng của Chánh Pháp, một lòng hướng Phật cứu độ nhân thế.
Ðảng Cộng sản sai lầm chồng chất sai lầm, tội ác tiếp nối tội ác.! Khiến dân phải oan khuất, đấy là tội ác. Ðàn áp người đấu tranh cho Tự do - Dân chủ, đấy là tội ác. Thi hành chính sách đàn áp Tôn giáo, đấy là tội ác... Tất cả nói lên rằng Ðảng Cộng sản chưa bao giờ đứng về lợi ích của nhân dân, lợi ích của xã hội, mà chỉ bảo vệ lợi ích của một bộ phận cán bộ Ðảng viên có chức có quyền. Những sai lầm và tội ác đó tất yếu sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Ðảng Cộng sản.
Sài Gòn - Ngày 22-9-2007
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Quan Hệ Việt Mỹ: không được tốt đẹp bởi chiến tranh và hàng rào ý thức hệ
Nguyễn Tiến Trung
(Gửi đến BBC từ Sài Gòn)
Sau khi bức tường
Berlin
sụp đổ, đó cũng là sự sụp đổ của hàng rào ý thức hệ, một trong những sự kiện mở đầu cho tiến trình toàn cầu hóa. Không còn sự phân chia ý thức hệ, chỉ còn kinh tế thị trường, dân chủ, pháp trị là xu thế toàn cầu.
Trước những diễn biến của thế giới và áp lực mạnh mẽ của xã hội, những người lãnh đạo đảng cộng sản đã phải từ bỏ nguyên tắc căn bản nhất của chủ nghĩa cộng sản là lý thuyết kinh tế tập trung của xã hội chủ nghĩa để đi theo kinh tế thị trường và gia nhập WTO.
Các công ty của Hoa Kỳ bây giờ được chào đón rất niềm nở tại Việt Nam, có thể kể ra sự kiện Bill Gates đến thăm Việt Nam hay việc Intel đầu tư gần 1 tỷ USD vào Việt Nam.
Dù những lý luận về 'kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa' vẫn còn được dạy trong nhà trường để biện minh cho sự độc quyền chính trị của đảng, nhưng về thực chất, những người lãnh đạo đảng cộng sản đã nhận ra sai lầm và từ bỏ cuộc chiến ý thức hệ.
Hàng rào quá khứ
32 năm sau chiến tranh,
tức 1/3 thế kỉ đã trôi qua, quan hệ Việt
Nam
- Hoa Kỳ vẫn chưa ở mức 'chiến lược'. Việc chậm trễ đáng tiếc này có nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là tính bảo thủ và tự mãn ở những người lãnh đạo đảng cộng sản sau khi chiến thắng 'đế quốc Mỹ'.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phe phát xít gồm Ðức, Ý, Nhật là kẻ thù
'không đội trời chung' của Hoa Kỳ. Nhưng ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Ðức, Ý, Nhật đã nhanh
chóng bắt tay với Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân.
Ða số các quốc gia
hùng mạnh nhất ở châu Âu và châu Á đều là đồng minh của Hoa Kỳ. Ðáng chú ý là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan - những nước châu Á có nhiều điểm tương đồng về mặt này hay mặt khác với Việt
Nam
.
Hoa Kỳ trở thành đồng minh của những nước này đều sau các cuộc chiến tranh.
Nói chung, hàng rào quá khứ chiến tranh
này do các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam tự dựng ra, thể hiện qua các bài diễn văn hoặc sách giáo khoa chỉ biết ca ngợi về thành
tích trong quá khứ. Họ chưa học hỏi, hay không dám học hỏi từ kinh nghiệm các nước láng giềng phát triển.
Ai hiếu chiến?
Báo
chí của đảng cộng sản ở trong nước luôn chê bai và dè bỉu cuộc chiến Iraq của Hoa Kỳ, lý do là Hoa Kỳ gây chiến tranh chỉ vì muốn chiếm đoạt nguồn dầu hỏa.
Thế nhưng, dường như báo chí của đảng quên mất, hoặc không được phép đăng, việc Trung Quốc - một nước 'xã hội chủ nghĩa anh em' đã chiếm trọn Hoàng Sa, và đang lăm le muốn chiếm nốt Trường Sa cũng vì nguồn lợi dầu hỏa.
Các ngư dân của Việt Nam bị hải quân
Trung Quốc bắn chết. Thăm dò khai thác dầu khí ở biển Ðông của Việt Nam không tiến hành được do sự can thiệp thô bạo của Trung Quốc. Các đài quốc tế đều đưa tin nhưng những việc này báo chí của đảng không hề nói tới.
Trung Quốc cũng góp phần gây thảm họa nhân
quyền tại Darfur, Sudan vì ủng hộ chính phủ độc tài, lý do chính là Trung Quốc muốn bảo vệ quyền lợi dầu hỏa tại đây.
Lãnh đạo các quốc gia
trên thế giới luôn tìm cách bảo vệ quyền lợi quốc gia của nước họ, yếu tố 'ý thức hệ' không đóng vai trò gì ở đây. Tuy nhiên, làm việc với các quốc gia dân
chủ luôn dễ dàng và có lợi hơn vì họ hiểu nguyên tắc 'đôi bên cùng có lợi'.
Hai bên ai cần ai hơn?
Năm 2005, tổng số tài trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam là 65 triệu USD, mục đích để Việt Nam 'phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội dân sự và tính nghiêm minh của luật pháp, đồng thời nhằm giảm nhẹ những vấn đề có thể đe dọa đến sự phát triển bền vững như HIV/AIDS, suy thoái môi trường và cúm gia cầm'. (nguồn: web site đại sứ quán Hoa Kỳ)
Mức trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là 9 tỷ USD, trong đó Việt Nam bán được 8 tỷ nhờ vào hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Còn mức trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc là 10 tỷ USD, hàng Trung Quốc đổ sang Việt Nam đã chiếm 9 tỷ, Việt Nam bán được chỉ 1 tỷ.
Rõ ràng, về mặt kinh tế, Việt Nam cần Hoa Kỳ để cân bằng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc.
Ðài Loan luôn bị Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực để thống nhất. Ðài Loan bị sức ép về quân sự còn nặng nề hơn Việt Nam nhưng chính phủ Ðài Loan tỏ ra bản lĩnh hơn chính phủ Việt Nam, lý do là vì họ có đồng minh chiến lược Hoa Kỳ.
Như vậy, về quân sự, hẳn các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiểu được nên hợp tác với nước nào để có thể giữ vững lãnh thổ quốc gia.
Nhu cầu dân chủ hóa
Muốn quan hệ Việt Mỹ tốt đẹp và bền vững thì Việt Nam cần có một Nhà nước pháp trị thay vì đảng trị như hiện nay.
Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam 2007 (H.R. 3096) ngay trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ.
Trước đó, ngày 12/7/2007, Quốc hội châu Âu đã thông qua nghị quyết quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Ði cùng với các quốc gia dân chủ, pháp trị, chính bản thân mình cần phải trở thành dân chủ, pháp trị, tôn trọng nhân quyền để có thể hợp tác với các nước bạn và phát triển toàn diện.
Các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã đặt bút kí công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nhưng đến nay chưa hề thực hiện điều khoản nào trong công ước này.
Ngay cả nội dung công ước này và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng không hề được Nhà nước thực sự tôn trọng hay phổ biến cho người dân.
Ðại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã nói: 'Phải là người bình thường giữa thiên hạ, rồi mới mong bật lên giữa thiên hạ. Hội nhập thực chất là sự được chấp nhận là người bình thường'.
Rõ ràng, qua việc lên án của các nước phương Tây, chính quyền Việt Nam vẫn đang hành xử một cách bất thường.
Thực tế Việt Nam
Từ khi về nước đến giờ, hầu như tôi chỉ thấy tin tức tiêu cực trên các mặt báo.
Những vấn đề quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của quốc gia như giáo dục, giao thông, y tế, môi trường, tính công minh của luật pháp... đều liên tục bị báo chí phê phán và người dân kêu ca.
Tiếp tục tình trạng như vậy, chuyện Việt Nam trở thành quốc gia 'công nghiệp hóa, hiện đại hóa' vào năm 2020 chỉ là chuyện 'viễn tưởng'.
Rất nhiều người, thuộc nhiều giới khác nhau mà tôi đã có dịp tiếp xúc, đều không đồng ý với chế độ độc đảng và đều mong muốn một thể chế dân chủ, pháp trị.
Dù số người dân chủ ra mặt công khai vẫn chưa nhiều, nhưng tôi thấy những người dân chủ đang tăng lên nhanh chóng, kể cả trong hàng ngũ đảng viên cộng sản. Lực lượng dân chủ đông, mạnh, đoàn kết chính là yếu tố quyết định trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Với sự giúp đỡ của quốc tế, tôi tin chắc rằng tiến trình này sẽ còn diễn ra nhanh hơn nữa.
Ðể có thể 'sánh ngang với các cường quốc năm châu' và hợp tác toàn diện với các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cần chủ động đẩy nhanh tiến trình 'xây dựng xã hội công bằng, dân chủ' nhiều hơn nữa.
=END=
4-
Tin Tức Quốc Nội
- Thư Phản Ảnh Về ông Ðỗ Hoàng Ân, nguyên Phó chủ tịch UBND
tp Hà Nội
Người Hà Nội
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2007.
Thư phản ảnh
Kính thưa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, thưa Ban chống tham nhũng TW (TT. Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban; PTT. Trương Vĩnh Trọng, Phó ban; Ông Chánh, Phó văn phòng chống tham
nhũng), thưa các vị: Bộ trưởng Xây dựng, Tổng thanh tra Chính phủ cùng các vị lãnh đạo cao cấp khác của Ðảng, nhà nước, chính phủ và quốc hội, chúng tôi là những cán bộ công tác tại UBND TPHN. Trước tiên cho phép chúng tôi gửi tới ông chủ tịch nước, Ban chống tham nhũng và các vị lãnh đạo cao cấp khác lời chào kính trọng!
Nhân việc tòa án Hà Nội hủy án sơ thẩm của tòa án
quận Ba Ðình về vụ kiện mở đường "ngõ 59 Láng Hạ" cho nhà ông Ân ra mặt tiền, Ðể biết rõ xin
tham khảo tại Vietnamnet: http://www.vietnamnet.vn/xahoi/phapluat/2007/09/740171/
Nói về vụ kiện ông
nguyên chủ tịch UBND quận Ba Ðình đã cưỡng chế trái luật đối với gia đình bà Thanh cùng các gia đình khác tại ngõ 59
láng Hạ để mở đường vào nhà "Quan" TP là ông Ðỗ Hoàng
Ân, nguyên là Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Chúng tôi có biết một số thông tin về ông Ðỗ Hoàng Ân, nhưng vì sợ đưa ra lại không có ai quan tâm nên thôi, nhưng nay khi lướt trang web Vietnamnet tại tuanvietnamnet và trong mục
thongtindachieu với địa chỉ: http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/1044/index.aspx có bài: Nhận phản hồi từ chủ tịch nước, niềm tin được đền đáp. Trong đó có đoạn viết: "Ðây là một bức thư xúc động của một người dân ở Xuân La, Tây Hồ gửi tới ngài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Bức thư viết trong tâm trạng mừng mừng tủi tủi về những điều ngài Chủ tịch đã, đang làm để giải quyết những oan sai của dân.".
Ở Hà Nội, mọi vấn đề ông Ân gây ra từ trước không ai dám lên tiếng vì ông ta đã xây dựng được một phe cánh rất mạnh. Nhưng nay được biết vị Chủ tịch nước có sự quan tâm sát sao đến từng người dân, qua bài này chúng tôi nhận thấy vị Chủ tịch đã "nói đi đôi với làm", đó là những dấu hiệu tích cực trong vấn đề chống tham nhũng và giải quyết oan sai cho dân, cho nên chúng tôi, là những cán bộ của UBND
thành phố Hà Nội xin mạnh dạn cung cấp thêm một số thông tin như sau:
Ông Ðỗ Hoàng Ân là một ông
trùm của ngành xây dựng cơ bản của Hà Nội, nhưng lại là con người hết sức tham lam, giả dối, hời hợt và đặc biệt giỏi né đòn, còn giỏi trong chuyện gắp lửa bỏ tay người. Ông ta coi thường luật pháp đến độ liều lĩnh, vì ông ta là một "tay trùm" nên việc "đổi trắng thay đen" là việc làm cơm bữa. Chúng ta có thể dễ dàng đặt các câu hỏi mà ông ta không thể nào trả lời được:
1. Ai là người chịu trách nhiệm đến cùng về mọi thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong ngành xây dựng cơ bản mà thời gian
qua công luận đã phanh phui?
2. Ai là người chấp thuận phê duyệt các dự án "tăng cường năng lực giao thông", mà càng tăng cường càng xuống dốc?
3. Ai chịu trách
nhiệm trong việc để mọi dự án của thành phố đều chậm, không có hiệu quả, đặc biệt dự án thoát nước, cấp nước? Các dự án của các cấp quận - huyện? Dự án nào cũng kêu
ông Ân vô cảm, không hỗ trợ giúp đỡ tháo gỡ, thậm chí còn trói cho chặt hơn, nếu không
có tiền, nhiều tiền đút vào túi ông.
4. Dự án Hồ Ba Mẫu: Công
an Hà Nội biết rất rõ, có đủ tài liệu về dự án Hồ Ba Mẫu, đây là một điển hình của việc ông Ân lộng quyền, chọn giám đốc dự án là chân tay thân tín, triển khai giải phóng mặt bằng đã gây cảm phản rất lớn trong
dân cư phạm vi dự án, triển khai dự án thấp hơn thiết kế 70cm, nên hơi mưa là toàn lưu vực đó bị ngập phải đi thuyền vào trong, ông Ân đã phải bổ sung dự án trạm bơm, sao lại làm một dự án khác
cực kỳ tốn kém để trùm lên trên dự án cũ. Sở Giao thông Công chính Hà Nội hiện có đủ tài liệu, ông Phạm Quốc Trượng đã về hưu mới dám nói ra, còn lại toàn tay chân không dám nói đâu. Chỉ riêng dự án Hồ Ba Mẫu đã lãng
phí và tham nhũng mất xấp xỉ 100 tỷ đồng.
5. Vụ dân kiện ở dự án
"Vành đai 3 tại Thanh Xuân cũng đang là mối đe dọa đối với ông Ân. Nếu để dân thắng kiện thì những việc làm của ông Ân về các dự án có giải tỏa mặt bằng của thành phố Hà Nội từ trước tới nay bị lộ tẩy. Vì vậy ông Ân chỉ đạo phải "cho tòa án" đánh sập bọn này để chứng minh "có bàn tay phản động xúi giục, kích động kiện cáo gây mất ổn định, chứ thực chất không có sai gì" và phải tìm cách "lôi được vài đứa ra bảo bọn công an nó gán cho mấy chữ "phản động" là đi tù rũ xương ngay, hết kiện cáo".
6. Ðặc biệt là vụ dự án Kè Hồ Tây. Ai
là người chịu trách nhiệm về các sai phạm trong dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Ông Ân đã coi thường pháp luật, coi thường Ðoàn thanh tra liên ngành đến mức bắt chúng
tôi và các Sở ban ngành TP. giấu biến đi các bản đồ quy hoạch kè Hồ Tây rồi bảo đưa
loại dỏm cho Ðoàn Thanh tra (thanh tra về kè hồ tại cụm 3 Xuân
La) và dặn nếu hỏi cứ nói: bị mất, bị thất lạc.
Chúng tôi lại lướt web, dùng từ khóa "kè Hồ Tây" trong công cụ tìm kiếm GOOGLE
thì có mục:
Khiếu kiện ngay tại Hà Nội, vụ án kè Hồ Tây [Bản giản lược] - Diễn...
Kích chuột vào mục này thì
hiện ra một bài viết tại địa chỉ:
http://www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/t-8073.html
Nội dung: Cụ Ðào Văn Huệ cư dân cụm 3 Xuân
La Tây Hồ tố cáo gửi tới các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và toàn thể các đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Ðảng nói về dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây đã và đang bị đục khoét tham nhũng. Cụ còn hỏi: "Cứ như thế này thì Ðảng ta là của ai?". Ông cụ biết rồi còn hỏi gì nữa, cứ đọc những câu như thế này thì rõ: "Sự việc ở đây quanh
Hồ Tây này chỉ thấy không có dân chủ, giả dối, tàn bạo, vi phạm nhân quyền, không có pháp luật, hàng loạt những vi phạm tham nhũng ăn cắp đều bị bưng bít, trả thù người khiếu nại tố cáo là một thực tế đã và đang tồn tại ở đây, ở quanh Hồ Tây này".
Cuối bài, trong mục thảo luận lại có ý kiến thật chí lý
của một thành viên diễn đàn là: "... đây là một vụ điển hình cho thấy sự bất lực của chính
quyền cấp trung ương trước sự lộng hành của chính quyền địa phương, cụ thể là chính quyền thành phố HN và các cấp quận, phường.Theo tui nghĩ không phải bất lực mà chính là bao che, chia chác, móc ngoặc. Ví dụ ông chủ tịch phường chôm 4 miếng đất chia cho ông bí thư tỉnh 1 miếng, ông
trưởng công an huyện 1 miếng, ông viện kiểm sát tỉnh 1 miếng....Thế là dân đi kiện củ khoai... lang... Nhà nước thì bảo,
"trên bảo dưới không nghe".. Vì đã ăn chia nên làm sao
"bảo nhau được"... Nếu không tóm cổ cho vào tù có khó gì đâu. Tại sao bắt mấy tên phản động, phá rối thi dễ mà không băt được tham nhũng, cướp đất của dân???".
Nhân đây chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng về mặt tư cách đạo đức: Ông Ân lên từ anh phụ trách công trường nên rặt toàn ăn gian làm dối, lập hồ sơ bán đi bán lại hàng trăm lần, có tiền đi đút lót để thăng tiến, chẳng có tài cán gì nhưng lại
"lên" vù vù, vượt qua đầu nhiều xếp cũ của mình chỉ bằng sự khôn ngoan và mánh lới. Cũng bằng thủ đoạn đó mà ông
ta tuyển chọn đội quân của mình ai cũng biết ăn gian nói dối, thủ đoạn, đểu cáng, lật mặt. Người có công lớn đưa ông ta lên là ông Hoàng Văn Nghiên, vậy mà trước đây nhiều lần ông Ân cũng định tranh ghế của thầy, "đá" thầy ra khỏi Ủy ban nhân dân TPHN mà vẫn chưa tha.
Nói như nhiều anh chị em khách quan trong Ủy ban và Thành phố là ông
Ân "gieo quả nào ăn quả nấy": Từ ông ta đến con ông ta thì biết. Cậu ấm nghiện nặng lòi
kèn, thích làm cán bộ ở đâu thì bảo bố ghi tên vào đó cho mà nhận lương cho dù không một ngày đi làm, Gián tiếp liên quan đến đức lang quân con gái ông Ân thì có vụ bắt đánh bạc lớn trên
Tam Ðảo khi các cán bộ chủ chốt trong Tổng công ty xây dựng của Hà Nội lên Tam Ðảo ăn mừng cho vị phó chủ tịch mới của TP. Vị này vừa được bọn xã hội đen trong đó có Bổng "bưởi" thông qua Trưởng công an quận Tây Hồ mua cái chức hết không biết bao là tiền. "Cài" được vào vị trí phó
chủ tịch này rồi thì nhóm xã hội đen này tha hồ tung hoành để làm tiền trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Hà Nội, tổ chức cờ bạc hay kinh doanh nhà nghỉ mại dâm. Tổng công
ty này cũng hể hả vì được ăn cánh cùng, có thể liên kết làm ăn trong nhiều lĩnh vực, nhất là về đất cát, xây dựng.
Chẳng những vậy mà sau
khi có công văn của Chủ tịch nước xuống Thành phố do một công dân Xuân la kêu oan và sau vụ đánh bạc bị bắt ngày
18/8/07, lập tức hội Bổng "bưởi" Quang "đầu to" (trưởng công an Tây Hồ), Cường chủ tịch Tây Hồ cùng các đàn em là chủ tịch các phường: Xuân la, Bưởi, Quảng An... và lâu la của chúng, tất cả gồm trên 10
tên được lệnh bay gấp vào Sài Gòn. Các đàn anh (Năm Cam cũ) còn nằm vùng
trong SG sẽ lo chạy "hậu cứ các Ổng" trong đó để lo chạy mấy vụ này cho xong.
Ðối với vụ kêu oan được ông Triết quan tâm, theo môt người quen có thế lực làm ở quận Tây Hồ nói rằng:
" Sau kết luận của thanh tra Chính phủ hồi trước tết (đã đưa ra một danh sách đen gồm 11 vị quan chức thành phố đứng đầu là ông Ðỗ Hoàng Ân sai phạm) Hà Nội và Tây Hồ coi như đứt hẳn, còn nói vào đâu được nữa, thua một cách thảm hại, thế quái nào mà lại đùng một cái được cứu, vậy là ông Ân đã lật được thế cờ. Ông giỏi đến mức một ông trên Văn phòng Chính phủ (nghe mong manh là ông Minh) đã khôn khéo "cài " cái
văn bản để ông Trọng PTT. Ký".
Ngẫm cũng đúng thế thật, vốn dân Anh
Hai, lại sao được với các ngón mưu mẹo kiểu Bắc kỳ của cánh Hà Nội: Vừa "cửa sau" thân tình tạo lòng tin, vừa cửa trước nài nỉ van xin: "Ðể cho Hà Nội ổn định". Vậy là ông Phó thủ tướng chống tham nhũng "chặc lưỡi" một cái là xong. Vậy mới có chuyện khi phôn báo cho ông Chủ tịch Thành phố đang công
tác xa tít ở một hòn đảo (hình như là Côn Ðảo) phía
nam ngoài khơi, trong điện thoại đầu giây bên này vang lên giọng ông Triệu rất vênh
váo như khẳng định một lẽ tất nhiên: "Thế à, tôi biết ngay mà, thế nào Cha ấy cũng ký".
Lập tức một kế hoạch hành động được ông Ân vạch ra cho Tây Hồ và đồng thời dẻo mồm với ông Nghị Bí thư Thành ủy để kéo luôn cả (cái gọi là hệ thống chính trị)Thành phố vào cuộc, do có tay trong trên Văn phòng Chính phủ nên ông
ta cứ việc la toáng lên trên báo đài là "thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ" (Xin xem trọn bài của cụ Huệ trong X-café nêu trên) và cứ thế mà cưỡng chế mà đập mà cướp mà bắt người tại Xuân La và rồi đến cướp luôn hơn 8.000m2 đất của dân Bến Chùm Quảng An không liên quan gì đến dự án kè Hồ Tây cả. Trên có
biết cũng chẳng ai dám ra mặt can ngăn. Thật đúng như lời mấy câu thơ:
Ðảng là Mẹ, Bác là
Cha,
Ðến khi Bác chết, Ðảng ra Góa
chống,
Bác ơi! Bác có biết không?
Chúng nó tham nhũng! Mẹ không
nói gì
Lại quay về chuyện xã hội đen cài người vào Ủy ban, chúng tôi thì đã tin mặc dù
không có kiểm chứng nhưng các vị thì có thể kiểm tra dễ dàng, tra tên họ qua các chuyến bay HN-HCM trong mấy ngày 19-21/8 thì rõ ngay là thật hay chỉ là
"tin vịt". Còn "hậu cứ các Ổng"
- ý nói các "hậu cung" đóng ở TP HCM.
Cái sự nghiệp ông Ân
là như vậy, về của cải của ông là do tranh thủ cướp được mà có. Nghe nói chỉ riêng "thành tích" ông
ra tay cứu chữa việc bị thanh tra lật tẩy vụ chỉnh sửa bản đồ quy hoạch kè Hồ Tây (dự án loại A-không được phép điều chỉnh) và công kiên quyết chỉ đạo việc cưỡng chế thành công Xuân La và Bến Chùm Quảng An,
ông ta cũng được đút túi cả chục tỷ đồng. Riêng ông ta thì trả thù được gia đình cái ông công an đã dám tố cáo đích danh
tên mình.
Nhưng mà ở đời không phải cứ xuôi chiều mát mái mãi được đâu, rồi đây cái sự nghiệp, công danh của ông cũng sẽ tan biến như bong bóng mà thôi và đống tài sản kếch sù mà
ông vơ được cũng sẽ nhanh chóng theo nhau mà đi ra cửa sau
thôi. Ông Ân quả thực đã phủ bóng tối lên bầu trời Hà Nội của chúng ta.
Cũng qua đây chúng
tôi xin nhắn nhủ với ông luật sư Vũ Hải của vụ kiện "ngõ 59 Láng Hạ": Với tất cả các văn bản mà Ủy ban đưa
ra, sau này ông đều phải giám định để so với lưu trữ, so với các văn bản mà các cơ quan khác đã nhận được. Ủy ban nhân dân thành phố phải cam đoan trước pháp luật về tính đúng đắn của văn bản, nếu giả mạo bắt phải chịu trách nhiệm. Ðặc biệt chúng tôi biết ông Ân cũng đã cho người xuống Viện Quy hoạch và Sở Quy hoạch Kiến trúc để chỉnh sửa lại hồ sơ, nhưng cho ghi tay rồi đóng dấu, vì vậy những văn bản nào nghi làm cho "trọn bài" thì ông đều phải cho trưng cầu giám định thật giả. Ðược biết ông ta cũng chạy án, cho người tìm gặp luật sư và báo chí để " giàn xếp".
Việc ông Ân vi phạm pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản, lợi dụng chức quyền mưu lợi riêng
cho mình là quá rõ phải được điều tra và xử theo luật hình sự về tham nhũng.
Xin nói rõ thêm thông tin nguồn gốc đất ông Ân và tại sao lại là ngõ 59 Láng Hạ:
Thứ nhất: Hầu hết người dân bị giải phóng mặt bằng mở rộng ngõ 59 đều thuộc dự án lần 1 của công ty xây dựng số 1 Hà Nội trước năm 1998 và đã được cấp sổ đỏ. Nhà ở của ông phó chủ tịch nằm ở dự án lần 2 của công ty xây dựng số 1 Hà Nội vào thời điểm năm 1998, lẽ ra phải tuân thủ dự án trước, tại sao lại phải cố tình mở rộng đường đến 10m lấn vào nhà của dân vào dự án trước. Nếu không có nhà ông Ân phó chủ tịch thì có dám phá vỡ quy hoạch trước không? Và các cơ quan chức năng địa phương có cần phải huy động sức mạnh để phá dỡ quyết liệt, giải phóng một con đường như một cái ngõ mà không phải là giao thông huyết mạch, trong
khi đó tại Hà Nội rất nhiều nơi giải phóng mặt bằng ì ạch thì chẳng thấy chính quyền ra tay!
Thứ hai: Ngoài tư cách phó
chủ tịch UBND TP ông Ân đã từng là phó giám đốc công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Do vậy khi ông Ân, phó chủ tịch xin
"mua" đất làm nhà thuộc dự án của công ty, không thiếu gì những người trong công ty đã giúp đỡ ông, kết quả là ông phó chủ tịch TP được không 2 suất đất liền kề ở vị trí đắc địa, đẹp nhất của dự án, vị trí 2 mặt tiền, nhưng có điều lạ là mỗi suất 60-70m2 thì cùng lắm tổng cũng chỉ 140m2 nhưng ông lại có
300m2. Ðể có nó ông Ân đã lấn chiếm toàn bộ con đường nội bộ sát nhà ông phía sau dãy nhà ven hồ của dân. Việc lấn chiếm này đã phá vỡ quy hoạch của dự án, đã vi phạm quy định về quản lý xây dựng cơ bản. Trách nhiệm để ông phó chủ tịch UBND TP lấn chiếm đất công thuộc về chính quyền sở tại và công ty xây dựng số 1 Hà Nội là chủ dự án. Trong trường hợp nhà ông Ân đã được cấp sổ đỏ với diện tích 300m2, thì đề nghị phải xem lại cơ quan nào đã tiếp tay cho ông Ân hợp thức hóa đất công bị lấn chiếm. Ðể tìm hiểu về dự án lần 2 của công ty xây dựng số 1 Hà Nội, chỉ cần đến công ty gặp anh Vũ Minh Hải, thời điểm năm 1998 anh Hải là trưởng phòng dự án nên biết rõ việc này.
Ðể sáng tỏ, chúng
tôi đề nghị ông Chủ tịch nước và Ban chống tham nhũng trung ương cho lục lại các dự án Hồ Ba Mẫu, dự án tăng cường năng lực giao thông, dự án Vành đai 3..., đặc biệt dự án kè Hồ Tây thì thấy rất rõ sự sai phạm của ông Ân.
Ðây là những sự thật, rất dễ dàng xác
minh nếu Chủ tịch và Ban chống tham nhũng có tâm huyết. Cũng xin lưu ý rằng vụ ngõ 59 liên quan đến cả một người nước ngoài là chồng bà Thanh đang là tham tán thương mại của Ấn Ðộ tại Việt Nam, nếu không khách quan thì quốc tế người ta sẽ có ý kiến và chắc chắn công các vị nỗ lực tạo hình ảnh đẹp đẽ cho Việt nam bấy lâu nay rồi cũng bị đổ xuống sông xuống biển mà thôi, mà rôi cũng khó mà thuyết phục giới đầu tư nước ngoài với lối hành xử bất tuân pháp luật của các quan chức kiểu như ông Ân.
Xin cám ơn Chủ tịch và các
vị bớt chút thời gian tham khảo. Chúng tôi không nêu tên họ là để bảo đảm an toàn cho chúng tôi./.
Người Hà Nội
=END=
5- Tham Khảo
- Ðêm Trung Thu, đốt đèn lồng, theo em về, tìm trăng quê cũ
Hồ Ðinh
(VNN)
Năm 1279 nhà Nam Tống bị Hốt Tất Liệt tiêu diệt. Cũng từ đó, Hán tộc sống dưới ách nô lệ của ngoại bang ròng rã suốt 80 năm, với bao đoạn trường máu lệ. Kinh khiếp nhất là trong thời gian này, giới nho gia trí thức Trung Hoa, đã bị người Mông khinh miệt, qua câu nói, đến nay vẫn còn truyền tụng: 'thứ 8 là đĩ, thứ 9 nho gia, thứ 10 hành khuất', y chang sau này dưới chế độ xã nghĩa Trung Cộng, Mao Trạch Ðông lúc còn sống, cũng đã từng phỉ nhổ trí thức và bảo Họ còn thua phân xanh...' Do chính sách cai trị tàn bạo và bất công,
thiếu nhân tính đó, nên từ năm 1338, giặc giã nổi lên khắp nơi, chống lại nhà Nguyên. Vào ngày rằm tháng tám, năm Mậu Thân
1368, tướng của Chu Nguyên Chương là Từ Ðạt và Thường Ngộ Xuân, theo kế của quân sư Lưu Bá Ôn, đem mật lịnh bỏ vào trong nhưng bánh Trung Thu. Và giữa lúc Vua Nguyên Thuận Tông, cũng như triều thần và tướng sĩ, thi đua đón trăng giỡn nguyệt, vui say chè rượu và gái dẹp, thì cũng là lúc người dân trong thành Yên Kinh, theo mật lịnh ghi
trong giấy: 'đêm rằm Phật Di Lặc giáng thế, cầm đèn lồng đi rước'. Nhờ vậy, quân
Chu đã trà trộn và bất thần tấn công chiếm kinh đô. Vua Nguyên vì ham hưởng Tết Trung
Thu, cũng giống như Ðường Huyền Tông, mê đắm Dương Quý Phi và Vũ Khúc Nghê Thường mà mất nước. Cũng kể từ đó, mỗi lần tới tiết Trung Thu, dù Trăng ở Hô Hào Hạo Ðặc và Ngạc Nhĩ Ða Tư, vùng nội Mông rất to, sáng và có màu xanh như bạch ngọc. Nhưng người Mông sống tại đó cũng như nơi khác, tuyệt đối không ăn bánh trung thu và đón trăng, giỡn nguyệt. Thái độ hành xử, không quên nổi nhục mất nước, khiến cho người ngoại cuộc phải khen thầm và cúi đầu kính phục.
Thật ra tập quán đón trăng vào dịp rằm tháng
tám đã có từ thời Trung Hoa huyền sử, mà Thục Kinh đã nhắc tới, cho thấy vào ngày trăng tròn tháng tám buổi đó, dân chúng làm cổ, cúng
bái đất trời, biểu hiện lòng sùng kính và sự đam mê trăng. Tuy
nhiên phải đợi tới thời nhà Chu, những ý tưởng trừu tượng trên, mới được rõ nét qua hành động, được ghi lại trong Xuân Quan-Chu Lể như:
'Trung Thu Dạ Nghinh Hàn
Trung Thu Hiến Lương
Cầu
Và cuối cùng là Thu Phân Bái Nguyệt'.
Ngày nay, hơn một thế kỷ qua, sau
chuyến bay đầu tiên của anh em Wrighr, nhân loại đã nối tiếp theo
gót vua Ðường, dấn thân vào Cung Hằng tận cõi mù sương quan tái. Cuối cùng mộng đã biến thành thực vào một ngày trăng tháng tám năm Ðinh Dậu 1957, khi Vệ Tinh Sputnik đầu tiên, tuy chỉ có kích thước to bằng quả bóng tròn, nhưng đã thành công vượt mức, khi chụp được những hình ảnh thật, từ Nguyệt Cung,
Sao Chổi và các Thiên Thể trong Thái Dương Hệ, mở đường cho cuộc chinh phục vũ trụ hiện tại.
Bỗng nhớ một mùa trăng nào đó, trở về thăm nhà vào
dịp Trung Thu. Ðêm đó, hình như điện đường Phan Thiết và cả đèn đuốc trong nhà đều tắt hết. Không gian chỉ còn lại những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, làm dáng được treo trước cửa, càng làm tăng thêm hư ảo của đất trời, như chẳng bao giờ có trong thực tế, mà chỉ lờ mờ nghiêng ngả trong mơ hay qua điệu ru nước mắt. Rồi tiếp theo là những mùa trăng trôi nổi của kiếp lính không bao giờ có được một mái ấm tình thương, quen lang thang giữa sương khói trăng thu và cái trầm lắng bất chợt của nỗi biệt ly
trùng hằng máu lệ. Xa lắm rồi, sao bỗng lại muốn được trở về, cùng em đốt đèn lồng, đón một mùa trung thu quê cũ, để được như thuở nào:
'Cất chén mời trăng về dạ hội
trăng vào trong chén nhảy lung linh
cầm lên toan uống thì trắng biến
đành, bóng cùng ta, uống một mình'
Than ôi, hồn xưa nào đây gửi vào
trong chén, để níu được trăng thu sáng trọn canh dài. Hỡi những bạn bè xa cũ, đêm sáng trăng thu có về, xin hãy gởi lại một chút tình xưa trong chén, dù mùa thu sắp chín nhưng đừng bảo mùa thu không còn, khi ngoài trời trăng thu đã treo
sáng vằng vặc và gió đang lên ngoài kia, làm ngất ngây thêm hương
vị của chén bồ đào, một thời lính trận.
1- Tết trông trăng
+ Nguồn gốc
Năm 6 sau tây
lịch, Vương Mãng cướp ngôi Hán Tuyên Ðế mới 2 tuổi, rồi tự xưng làm vua, đổi tên nước là Tân, vơ vét tất cả tài sản của dân chúng thành của riêng mình và tạo cơ hội cho bọn tham quan ô lại, tham nhũng, bốc lột, gây cảnh sinh linh đồ thán, làm cho quốc khố trống rỗng và cả nước thêm khổ đói, hờn hận. Do lòng người ta thán, đã nhất tề hưởng ứng cuộc khởi nghỉa của Lưu Tú, là hậu duệ của Vua Hán Cảnh Ðế, để chống lại Vương Mãng và nhà Tân và rốt cục lật đổ được chế độ bạo tàn, khôi phục lại được nhà Hán vào năm 23 sau tây lịch. Theo sử liệu, trong trận Côn Dương thuộc tỉnh Hà Nam, quân Lưu Tú bị giặc vây khổn trong thành nhiều ngày, tình cảnh rất là nguy khốn. Trong lúc lương thảo đã cạn kiệt, ngoài lại không binh cứu viện, khiến cho lòng quân xao động, hoang
mang, có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Trước cảnh nguy ngập trùng trùng, đêm đó lại nhằm ngày rằm tháng tám, trăng sáng vằng vặc như ban ngày, Lưu Tú đặt bàn hương án, cầu khẩn Phật Trời giúp đỡ... thỉ bỗng dưng binh sĩ trong thành, tìm thấy khắp nơi nhiều bưởi và khoai môn... Nhờ đó mà trong thành qua khỏi cơn đói, để chờ binh cứu viện.
Năm 25 sau TL,
Lưu Tú trùng hưng được xã tắt, dời đô từ Hàm Dương (Cam Túc) về Lạc Dương (Hà Nam), nên nhà Hán từ đó được gọi là Ðông Hán. Cũng năm đó, vào rằm tháng Tám, trước cảnh trăng thu soi sáng vằng vặc như bạch ngọc, Lưu Tú tức Vua Hán Quang Vũ, làm lễ tạ ơn Trời Phật nhưng vì muốn nhớ lại những vật đã cứu sống mình và quân sĩ, trong lúc nguy khốn hoạn nạn. Vua đã ban lệnh khắp nước, dùng hai món 'Bưởi' và 'Khoai Môn', làm vật cúng thần và thưởng trăng thu. Do trên, có thể nói Tết Trung
Thu đã manh nha từ đó. Ngoài ra đời Hán còn có tục lệ 'Dưỡng lão - kính lão' vào hai dịp lập thu và trung thu, bằng nghi
thức dâng lên bề trên Bánh Bột Gạo Nếp Hấp Hơi. Ðến đời Tấn, người trong nước đã có tục hưởng trăng sáng vào đêm trung thu nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Ngày nay căn cứ vào sử liệu, thì mãi tới đời Vua Ðường Huyền Tông, tức Duệ Tông, hiệu Văn Minh, phong tục vui Tết Trung Thu, mới chính thức được cả nước công nhận và trở thành một mỹ tục, chẳng những tại Trung
Hoa mà còn được phổ biến khắp vùng Ðông Nam Á, tại những nước theo tam giáo Nho-Lão-Thích và có Cộng Ðồng Người Hoa cư ngụ. Cũng vào đời Ðường, đêm Trung Thu đã trở nên lãng mạn và huyễn hoặc, với những câu chuyện thần thoại rất đáng yêu, thắm đượm nét trữ tình như chuyện Hằng Nga Bôn Nguyệt, Ngọc Thỏ Ðảo Dược nhưng được mến chuộng nhiều nhất, vẫn là điển tích 'Dương Quý Phi Biến Nguyệt Thần' và 'Ðường Minh Hoàng Yêu Thỉnh Nguyệt Cung'.
Tiếp theo tới đời Bắc Tống mới chính
thức công nhận Tết Trung Thu nhằm đêm Rằm Tháng Tám âm lịch. Ngoài ra các phẩm vật cúng lể, trong đó cả bánh hay
quả phải tròn, còn hoa dâng lên cúng Trời Phật, phải có cánh
lệch như Hoa Sen.. Tất cả không ngoài, lòng mong ước cảnh đoàn tụ, sẽ do trăng mang tới cho
nhân sinh.
+ Trăng với Tết Trung Thu
Tết Trung Thu khởi nguồn chỉ là Tết Trông
Trăng và là biểu tượng được in-vẽ trên mặt bánh hay chung quanh các loại đèn lồng.
Xưa nay, trong các nền văn hóa của nhân loại, trăng đã là một huyền thoại với vô vàn
chuyện kể không bao giờ dứt. Nhưng dù thế nào chăng nữa, ngày nay Trăng đã là một cõi thực giống như địa cầu mà con người đang sinh sống hằng triệu năm qua. Thực tế, trăng ngoài việc sáng soi trần thế, giúp cho đêm trường bớt cô đơn lạnh lẻo, gây hứng khởi để các văn nhân mặc khách, phun ngọc nhả châu, tạo thành những áng văn chương muôn đời bất diệt... còn giúp ích rất nhiều cho con
người. Theo tạp chí Earth, Moon and Planets số 34 năm 1986,
nhà thiên văn học Jean Paul Parisot, làm việc tại Ðài Thiên Văn
Bordeaux (Pháp), cho biết, chính tác dụng của Trăng làm tan mây, nhờ vậy gây sự hạ nhiệt độ thấp, giúp việc hòa tan các chất ôxy hóa. Theo ông, không phải trăng làm
phai màu quần áo, mà chính quần áo bị phai màu dưới ánh trăng, nhất là vào những buổi trăng đầy. Lúc đó, độ sáng biểu kiến tối đa của ánh trăng, chỉ thua ánh nắng mặt trời có 400.000 lần. Trong giới hạn của bầu khí quyển, bức xạ mặt trời lá 1370 watt/1m2 trong khi đó bức sạ của Trăng không
quá 3,5mili-watt/1m2. Sự đối lưu thấp gần địa cầu, chính là nơi quang hóa học, gây hiện tượng oxy hoá và peroxide hydrogen H2O2. Tóm lại không
phải là vô cớ, khi có những dược sĩ, đi bán những lọ thuốc, chế bằng 'giọt sương' làm trắng đẹp gương mặt phụ nữ. Loại thuốc thần diệu kia, chính là các giọt nước lơ lửng trên không. Vào những đêm trăng, chính
là lúc xảy ra hiện tượng hòa tan hữu hiệu nhất, tạo thành các giọt sương đọng trên cành lá cỏ cây và quần áo phơi ban đêm.
Trong ngành chiêm tinh học và tín
ngưỡng thời xưa, mặt trời và mặt trăng ở gần và tiếp xúc với con người nhiều nhất. Ðối với trăng, màu sắc dù là lúc trăng sáng vằng vặt, cũng luôn đượm vẻ thần bí, khi ẩn, lúc hiện không bao giờ báo trước. Hình ảnh trên đã gây nên ấn tượng tự chủ, không bị gò bó ràng buộc, cho nên rất dễ cám dỗ hồn người, nhất là đối với giới văn nhân nghệ sĩ, quen cách sống độc lập. Trăng là Thần của đêm, của thế giới mộng du và hãi hùng, của yêu đương và ly biệt. Bởi vậy các nhà khoa học coi Trăng như nữ giới.
Tuy nhiên trong thời cổ đại, chưa bao giờ thấy có sự đồng thuận về giới tính của Trăng. Ðối với người Syria, Trăng được coi như một Nam Thần, qua danh hiệu Aglibol cũng như người Mễ, gọi Trăng là Nam Thần Xochiquetzal. Riêng với người Cổ Hy Lạp và La Mã, thì Trăng trái lại là vị nữ thần duyên dáng khả ái Selene và Diane. Tóm lại qua bao thế kỷ, Trăng đã có trên
50 danh hiệu khác nhau, lúc nam lúc nữ. Riêng người Trung Hoa thì xưng tụng Trăng là Hằng Nga. Nói chung dù được gọi bằng cách
nào chăng nữa, quan niệm chung của nhân loại vẫn xép Trăng vào các vị thần, tượng trưng cho hư vô, cô đơn và lạnh lẽo. Theo Hésiode nhà thơ Hy Lạp thế kỷ XVIII trước tây lịch, thì nữ thần Trăng có tên là Hécate, ngự trị khắp trời đất, biển cả, mang hình tượng 3 đầu với phép thuật thần thông quảng đại, chuyên mang điều tốt lành hạnh phúc cho nhân thế.
Trong nhiều huyền thoại, Trăng được các dân tôc ở Tiểu Á Tế Á, đảo Crète, Phi Châu.. coi như vị thần sinh đẻ, kéo dài cho tới thế kỷ thứ IV sau tây lịch. Qua niềm tin trở thành tín ngưỡng, đã trở thành nền móng cho nhiều phong tục tại Ai Cập, Lưỡng Hà. Kể từ thế kỷ thứ 3 sau TL, Trăng được nhân cách hóa với bò và sự mang thai sinh đẻ của người phụ nữ. Do ảnh hưởng trên, trai gái thời đó yêu thương,
tình tự thường chọn buổi trăng tròn, thời gian mà trên cung hằng thần tiên mở hội bàn đào đãi yến. Từ đó, danh từ 'Tuần Trăng Mật (lune
de mile)' đã được quốc tế hóa, tới ngày nay vẫn được thông dụng.
Tóm lại qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, Trăng có lúc được tôn sùng tuyệt đỉnh, ngự trị tận chốn mê cung, ẩn ức tất cả mọi liên quan tới đời sống của con người qua mọi lĩnh vực sinh đẻ, di truyền, tài sản, mồ mã.. cho tới thân phận quốc gia dân tộc. Trăng còn ảnh hưởng tới sự cấu tạo của vật chất, mà bạc là kim khí biểu tượng. Nhiều huyền thoại về Trăng kéo dài, cho tới thế kỷ XIX mới chấm dứt. Ở nông thôn, nhiều người không dám ra khỏi nhà vào những đêm trăng sáng vằng vặt, vì sợ quỉ ám, ma hại, hút máu, gây bệnh tật. Ngay đến Hoa Kỳ, có thời gian đã tin là muốn không sinh đẻ, thì nam nữ nên yêu nhau vào lúc trăng tàn.
Cuối cùng những điều huyễn hoặc về Trăng đã chấm dứt, cùng
lúc với cái chết của nhà thiên văn học Galillé, khi trái đất được chứng minh hình tròn và lúc con người thật sự bước chân vào cung Hằng. Tuy vậy, dù biển dâu đã trải qua hằng hằng lớp lóp, tết trung thu vẫn tồn tại... chẳng những bây giờ, mà còn
viễn miên bất diệt.
+ Trung Thu theo đường Minh Hoàng Du Nguyệt Ðiện
Ngày 23-10-2001, con tàu không gian
Odyssey của Hoa kỳ, được phóng từ mũi Canaveral, sau 6 tháng du hành, đã tới được điểm hẹn Hỏa Tinh. Ðây là cuộc phiêu lưu lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, cách xa địa cầu hơn 400 triệu cây số. Thành tựu vĩ đại của khoa học hôm nay, đã khiên cho chúng ta phải cúi đầu khâm phục, về những tiên đoán của người xưa, cách nay hơn mấy ngàn năm, qua những điển tích diễm tình về Hằng Nga-Hậu Nghệ và nhất là chuyện kể sự tích Vua Ðường Minh Hoàng, trong đêm trăng thu, đã du Nguyệt điện.
Trung thu theo luật tuần hoàn của trời đất trong một năm, được phân định thành bốn thời kỳ xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí. Tháng tám theo truyền thuyết, là thời gian đẹp nhất của mùa thu, vì ngày rằm trăng thật to tròn
sáng và trong xanh như màu bạch ngọc. Người Trung Hoa xưa, nhân đó có bày ra Tết trông Trăng, vừa để dự đoán vận nước và theo thời tiết, mà tiên liệu mùa màng của năm tới.. Trong dịp này, các văn nhân tài tử, mặc khách tao nhân, đã mượn trăng làm đề tài để mà thi thố phun châu nhả ngọc.
Theo Ðông phương cổ học, thì Trăng thuộc về thủy, là một trong
những yếu tố quyết định việc nông tang. Bởi vậy đêm trung thu ngóng trăng qua sắc diện, để quan sát mà định đoạt sự canh tác làm ăn sắp tới. Theo kinh nghiệm, trăng vàng thì trúng mùa tầm tơ, trăng có màu
canh lục, thì đất nước sẽ bị thiên tai, mất mùa. Còn trăng sáng trong, với màu sa cam, báo hiệu cảnh nước non hạnh phúc.
Trong sách 'Di văn Lục' có ghi
chuyện vua Ðường Minh Hoàng (713-741), chính là tác giả của Khúc
Nghê Thường Vũ Y. Vào đời Khai Nguyên, trong một đêm Trung Thu, trước cảnh trăng rằm sáng treo vằng vặt, vua bỗng mơ ước được lên chốn cung Hằng để thưởng ngoạn. Nhân lúc đó bên cạnh có đạo sĩ La Công Viễn biết phép tiên, bèn dùng một giải lụa trắng biến thành cầu vòng, đưa
nhà vua
tới tận Nguyệt Ðiện. Cũng theo Ðường Thư, trong đêm Trung Thu, vua nằm mơ thấy mình
lên tận Thiên Cung và thưởng thức được 'Tây Thiên Ðiệu Khúc' của đoàn cung nữ chốn Nguyệt Ðiện. Lại nhân có Tiết Ðộ Sứ Tây Lương là Trương Kính Thuật, dâng thêm khúc hát của Bà La Môn. Vốn là vị vua rất sành điệu cầm, kỳ, âm nhạc, nên nhập chung
hai vũ khúc trên, làm thành một điệu vũ mới, mà đến nay vẫn còn lưu truyền. Ðó là Nghê Thường Vũ Ðiệu, tập cho cung nữ để ngày ngày múa may, giúp vui cho vua và ái thiếp là Dương Quý Phi. Cũng từ đó, nhà
vua đam mê tửu sắc, bỏ bê việc nước, gây nên loạn An Lạc Sơn, trời rung đất chuyển, kéo theo sự suy vi của Ðại Ðường sau đó.
Liên quan tới Tết Trung
Thu, còn có câu chuyện thần thoại về sự tích hai con vật Thiềm Thừ và Ngọc Thố trên cung Trăng hay là câu chuyện vợ chồng vua Hậu Nghệ và Hằng Nga với thuốc trường sinh bất lão. Ngoài ra còn có cây đa vạn niên với chú cuội, được các mục đồng ưa thích qua ca dao, tục ngữ:
'thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời
cha còn ăn lúa trên trời
mẹ còn cỡi ngựa đo mời quan
viên..'
+ Chuyện tình Dương Quý
Phi-Ðường Minh Hoàng
Năm 589 sau TL, nhà Tùy thống nhất Trung
Nguyên, kết thúc cuộc nội chiến trên đất Tàu, kéo dài trên 270 năm, khởi từ nhà Ðông
Tấn. Nhưng tới năm 618 sau TL, Tuỳ lại mất vào tay nhà đường. Từ đó, kinh đô Lạc Dương (Hà Nam), được dời về đất Trường An, tỉnh Thiểm Tây, nằm về cực bắc nước Tàu. Nay dù sử sách có nói gì chăng nữa, thì các vị đế vương Tần Thủy Hoàng, Vũ Hậu, Khang Hy, Càng Long.. và nhất là vua Ðường Thái Tông (Lý Thế Dân), vẫn được tôn xưng là một Ðại Ðế, tài giỏi và kiệt liệt nhất trong dòng lịch sử Trung quốc. Ngài trị nước qua chủ truơng 'Dân Quý, nước mạnh từ dân, còn nhà cầm quyền chỉ là đồ bỏ'. Ngài cũng lưu lại nhân thế, một câu danh ngôn, được ngàn đời truyền tụng: 'Vua ví như thuyền, còn dân là nước. Thuyền đi nhờ nước nhưng nước cũng có thể làm cho thuyền chìm'. Nhờ vậy nước Tàu thời đó rất cực thịnh và hùng mạnh. Song song với sự phát triển kinh tế, quân sự.. thời Ðường văn chương, thi phú đã đạt tới mức thượng thừa, mà thơ Ðường là đỉnh cao, trong nền thi ca cổ điển Trung Quốc. Giữa rừng lau lách thi phú, có bốn thi hào liên quan tới vua Ðường Huyền Tông-Dương Quý Phi, nhân vật của Tết Trung Thu và Vũ Ðiệu Nghê Thường, mà ai cũng kính phục và mến mộ. Ðó là Thi Tiên Lý Bạch (701-762), Thi Thánh Ðổ Phủ (712-770), Giang Châu Tư Mã (Bạch Cư Dị) và Trương Kế bất tử với bài 'Phong Kiều Dạ Bạc' qua tiếng chuông Hàn Sơn Tự, tại Cô Tô thành.
DƯƠNG QUÝ PHI là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc được lịch sử ghi nhận, ca tụng sắc đẹp như sau: 'thân thế phong mãn, sắc da mịn màng diễm lệ'. Ngoài ra còn là một người thông minh, giỏi âm luật, đờn ca xướng hát, nên đã khiến cho vua Ðường Minh Hoàng, vốn là một vị minh quân, cuối cùng cũng phải thân bại danh liệt vì sóng mắt khuynh thành, nghiêng trời lệch nước của người đẹp. Vẫn theo sử liệu, thì Dương Quý Phi ngoài vẽ đẹp trời cho, còn biết sử dụng nhiều bí quyết, giữ gìn nhan sắc, luôn tuyệt thế vô song, để vua lúc nào cũng 'tam thiên sủng ái tại nhất thân' như Bạch Cư Di đã viết trong bài ca trường hận.
Mới đây sử sách đã hé lộ bí quyết trên,
thì ra nàng rất thích tắm, nhất là tại suối nước nóng ở Hoa Thạnh Trì. Vẫn theo Giang Châu Tư Mã, thì nàng mê tắm đến nổi, khi cung nữ vực dậy, thì thân thể đã mềm yếu đến nỗi không thể đứng dậy được. Thật ra trong suối nước nóng trên, có chứa rất nhiều nguyên tố thiên nhiên, rất bổ ích đối với nhan sắc của phụ nữ, nhờ đó mà người đẹp giảm mập, khiến cho da thịt mịn màng tăng phần quyến rũ. Nhưng qua các tác phẩm hội họa và điêu khắc còn lại, cho thấy quan niệm thời Ðường coi 'Mập' là đẹp, khác với thời Hán, qua Triệu Phi Yến sắc vóc mãnh mai. Do trên không ngạc nhiên, khi thấy Dương
Quý Phi có sắc vóc phong mãn, tràn đầy nhưng không
vượt quá giới hạn của sự thẩm mỹ.
Ngoài việc thường xuyên tắm ở Hoa Thạnh Trì và ngâm mình ở ao Hưng Khánh,
cùng với vua Huyền Tông. Dương Quý Phi còn xài 'Hồng Ngọc Mỹ Dung',
nên về sau được đổi thành 'Dương Thái Chân, Hồng Ngọc Cao', được chế bằng 3 loại dược liệu: hạnh nhân bóc võ, hoạt thạch và khinh phấn. Tất cả được nghiền nát và chưng cất với một ít xạ hương, hòa với lòng trắng trứng. Tương truyền, nhờ thứ mỹ phẩm này, mà da mặt của nàng, lúc nào cũng tươi như hoa đào và thắm màu hồng ngọc.
Tên thật là Dương
Ngọc Hoàn, nguyên là một phi tầng của hoàng tử Lý Mạo. Vì có nhan sắc 'Nhất Tiếu Khuynh Nhân Thành', nên Ðường Huyền Tông
(Lý Long Cơ), đã giựt vợ của con và phong làm quý phi. Trước đó nhà vua
là một minh quân, chăm lo việc nước. Nhưng từ khi thu nạp người đẹp, vua chỉ mê đắm trong chốn hoan lạc, chẳng còn lo
nghĩ gì tới quốc sự. Triều đình nhà Ðường vì thế ngày càng lụn bại, khắp nơi nhân dân đói khổ lầm than, trong triều thì gian thần lũng đoạn, không còn ra thể thống gì, vậy mà nhà vua vẫn u mê, không biết gì ngoài tửu sắc bên người đẹp. Năm 755, một thổ quan tên An Lộc Sơn dấy loạn, sau khi đánh chiếm Ðồng Quan Thiểm Tây), làm cho Tràng An nguy ngập, rối loạn, khiến cho triều thần phải di giá
vua và hoàng tộc phải bỏ kinh thành lánh nạn. Khi tới Mã Nguy Pha, thì xảy ra cuộc binh biến. Tướng sĩ trên dưới đòi vua phải giết gian tướng Dương Quốc Trung là anh ruột của quý phi, cũng như người đẹp, thì mới chịu đồng tâm dẹp loạn An Lạc Sơn
Cuộc binh biến trên là
chuyện có thật trong lịch sử Trung quốc, cũng như đã ghi Dương Quý Phi, sau khi bị thắt cổ chết, được chôn tại Mã Nguy Pha, thuộc huyện Hưng Bình, ngoài thành phố Tây An (Trường An) ngày nay. Phần mộ trên hiện còn, được xây dựng theo kiểu lầu cát, trên cửa lăng cao lớn, có khắc ghi 7 đại tự, của thư pháp gia nổi tiếng Thiệu Lục Tử: 'Ðường Dương Thị Quý Phi Chi Mộ'. Từ đó đến nay, đây là chỗ các danh nhân tài tử bao đời lui tới ngâm thơ vịnh nguyệt và hiện giờ là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Thiểm Tây.
Tuy Ðường sử có ghi,
Huyền Tông đã cho hai lực sĩ thắt cổ Dương Quý Phi, dưới gốc cây lê, trong một ngôi chùa tại Mã Nguy Pha và sau này sử sách Trung Hoa, cũng đều ghi như thế. Nhưng mới đây lại có truyền thuyết, là Dương Quý Phi được cứu thoát, qua kế 've sầu thoát xác'. Sở dĩ có chuyện đó là vì sau ngày binh biến một năm, vua Ðường cho dời mộ Dương Quý Phi, thì không thấy xác. Chính Bạch Cư Dị, trong
'Trường Hận Ca' cũng đã viết: 'Mã Nguy Pha hạ nê thổ trung, bất kiến ngọc nhung không tứ xứ...'. Việc đó tưởng như chìm vào dĩ vãng, thì mới đây, vào thập niên 20, có một số học giả, trong đó đáng lưu ý là Du Bình Bác, đã xác quyết là Dương
Quý Phi lúc đó không chết trong cuộc binh biến. Chẳng thế mà bà còn tới được Nhật Bản và lưu lại hậu duệ, trên đất Phù Tang. Thêm vào đó là Nam Cung Bắc, trong
tác phẩm 'Dương Quý Phi', cũng viết rằng trong cuộc binh biến tại Mã Nguy Pha, người cầm binh lúc đó là đại tướng Trần Huyền Lễ, vì thương hương tiếc ngọc, nên không nở sát hại người đẹp. Chính ông đã cùng với Cao Lực Sĩ, bày mưu, cho một thị nữ chết thay. Vì Cao là người đẩy xe chôn xác, còn Trần là giám trảm quan, nên còn ai dám tọc mạch, kiểm soát?
Thế là Dương Quý Phi được thủ hạ thân tín của Trần Nguyên Soái, hộ tống tới một địa điểm, nay là ngoại thành Thượng Hải và dùng thuyền trốn sang lánh nạn tại Nhật Bổn. Vẫn theo truyền thuyết trên,
còn có học giả người Nhật là Ðộ Biên Long Sách, cũng viết trong 'Dương Quý Phi Phục Hoạt Bi Sử', lại cho rằng, việc Dương Quý Phi trốn thoát khỏi Mã Nguy Pha, không có mắc mớ gì tới Trần Huyền Lể và Cao Lực Sĩ hay kế ve sầu thoát
xác nào
cả. Tất cả được an bài do vũ nữ Tạ A Man và vũ sư Mã Tiến Kỳ. Sau khi thoát thân, Dương quý Phi gặp lai tỳ thiếp họ Từ của cháu
mình là Dương Tuyên, con Dương Quốc Trung. Nhờ vậy mới quen được một kiếm khách Nhật Bổn tên Fujiwra Satsuo. Người này mê say Dương
Quý Phi, nên đem bà về Nhật Bổn và câu chuyện hạ màn. Nhưng mới đây vào năm 1963, Dương Quý Phi bỗng dựng mồ sống lại, khi có một thiếu nữ biểu diễn trên truyền hình Nhật, tự giới thiệu mình là hậu duệ của quý phi họ Dương. Kế đó, minh tinh màn bạc Nhật nổi tiếng là Yamaguchi Momoe, cũng tự nhận như thế. Ngoài
ra tại Nhật Bổn, hiện nay vẫn còn nhiều di tích liên quan tới Dương Quý
Phi, như phần mộ của bà ở tháp Ngủ Luân, thuộc Cửu Tân, Huyện Sơn Khâu. Cũng ở đây, trong Nhị Tôn Viện, có thờ hai pho tượng Phật Thích
Ca và Quan Thế Âm, được biết là của Huyền Tông đã tặng cho Dương Quý Phi. Ngoài ra ở ngoại ô Cai Sơn (Nhật Bổn), còn
có một phần mộ khác, cùng nói là của Dương Quý
Phi. Tóm lại, qua cuộc bể dâu trầm thống, hương hồn và ngọc cốt của tuyệt thế giai nhân, hiện ở đâu. Ðiều này chắc chỉ có nàng mới hiểu, còn nhân thế biết đâu mà mò.
2- Tết Trung Thu đốt đèn lồng, theo em về tìm trăng quê cũ
Tới nay, lễ hội Tết Trung Thu đã hiện hữu với nhân sinh hơn ngàn tuổi nhưng vì là một mỹ tục, nên đã không bị thời gian đào thải, trái lại càng lúc càng được nhiều người ưa thích, nhất là giới trẻ. Sự phồn thực của lễ hội trên, làm phát triển nhiều nền công nghiệp liên hệ như làm đầu lân, sư tử, rồng, các đồ chơi của trẻ con, mà quan trọng nhất là các kiểu đèn lồng, đèn kéo quân và loại đèn tạ treo trong nhà, cũng như các loại bánh trung thu dùng trong việc tế lễ và thưởng trăng.
Tại VN, sau Tết Trung Nguyên là Trung Thu rất được trẻ con ưa thích. Trong dịp lễ này, ngoài chơi lồng đèn, ăn bánh và thưởng thức múa lân, múa rồng, bọn chúng còn có nhiều đồ chơi làm bằng thiếc như con bướm cánh xòe, con thỏ gõ trống leng keng, chiếc xe đạp bằng sắt nặng trịch nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cái tàu thủy có gắn dây thiều, sau khi đốt đèn cầy, bỏ vào hồ nước, có thể chạy được một thời ngắn mới ngừng.
Nhưng nói tới Trung Thu là phải nói tới Bánh, mà xưa nay tại Hà Nội, việc buôn bán vẫn chia phân rành rẽ: phố Hàng Ngang bán bánh Trung Thu của người Việt làm, trái lại những loại bánh mang nhãn hiệu Ðông Phương Viên, Mỹ Kính của người Tàu được bày bán tại phố Hàng Buồm.
Theo tài liệu ghi trong 'Ðế Kinh Cảnh Vật Lược', cho biết người xưa vui tết trung thu, ngoài bánh, còn có vịt tần, lợn quay, uống rượu hoa quế ướp lạnh và ăn bưởi. Riêng bánh trung thu thời xưa rất cầu kỳ, hình tròn, trên mặt luôn có in các hình Hằng Nga, Ngọc Thố. Ngoài ra bánh phải làm cho cứng, để bảo quản qua thời gian lâu dài cũng như thể hiện đầy đủ ý nghĩa bền vững hạnh phúc như sự bền cứng của chiếc bánh. Qua những thăng trầm lịch sử, theo thời gian, chiếc bánh hiện hữu ngày nay, cũng được mang nhiều danh hiệu khác nhau như bánh trăng, bánh Hồ, bánh nhỏ, bánh đoàn viên. Phát xuất từ vùng Triết Giang, ngay từ thời Ân-Chu mà truyền thuyết nói là dân chúng địa phương đã làm, để kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng, người nấm quyền thời vua Trụ Vương. Thời Tây Hán, nhân sứ thần Trương Thiên đi Tây Vực về, có mang theo các loại hạt mè, hồ đào, dưa hấu. Chính những thứ hạt này, từ đó được người Trung Hoa dùng làm nguyên liệu chính, để làm bánh trung thu, nên được gọi là bánh Hồ. Thời vua Huyền Tông nhà Ðường, trong một đêm rằm tháng tám, vua và Dương Quý Phi, ăn bánh thưởng trăng. Nhân đó nhà vua đã bỏ tên bánh Hồ, và gọi là bánh Trung Thu (bánh nguyệt). Tên này thịnh hành cho tới ngày nay. Ðời nhà Tống, tuy việc ăn bánh trung thu khá thịnh hành nhưng cũng chỉ phổ biến trong hàng quan lại, thượng lưu giàu sang quý tộc và là đề tài để cho các văn thi gia sáng tác, nhất là vào dịp trăng thu. Ngày nay bánh chẳng những thịnh hành trong xã hội nước Tàu, mà còn tại các nước Ðông Nam Á và những nơi có Hoa kiều cư ngụ.
Hiện có 5 loại bánh
trung thu. Sự phân loại có thể hoặc căn cứ vào vỏ bánh và nhưn hay theo địa phương sản xuất. Tóm lại ngày nay Trung Cộng có nhiều nơi sản xuất bánh trung thu, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh
Bắc Kinh, Thiên Tân, Tô Châu, Triều Châu và Quảng Ðông.
Bánh chay có võ và nhưn làm bằng dầu thực vật, đậu và trái cây rất nổi tiếng tại Bắc Kinh và Thiên Tân. Bánh mặn Quảng Ðông dầu ít nên
ngọt hơn bánh Triều Châu cũng nhiều võ dầu nhiều lớp, kể cả nhưng cũng cũng có chất dầu. Riêng bánh Tô Châu thì đặc biệt chú trọng tới mùi vị, từ võ tới nhưn. Ngoài
ra,
còn có loại bánh làm tại Vân Nam, Ninh Ba, Thượng Hải, Hạ Môn,
Phúc Châu.. tuy chế tạo tại địa phương nhưng hương vị cũng gần giống như 5 loại bánh trên, đặc biệt hơn là bánh ngũ nhân của Phúc Châu, bánh trung thu có võ trong của Tây An,
bánh nhưn mè đen Dương Châu.. Riêng các loại bánh Trung Thu bày bán tại VN hay
các nước Ðông Nam Á, đều làm theo kiểu Quảng Ðông hay Triều Châu và có khuynh hướng dùng dầu thực vật hay mỡ bò thay
mỡ heo và các loại nhưn trái cây đủ loại, cùng kỹ thuật nướng bánh.. khiến cho mọi người thêm ưa thích.
Ðêm Trung Thu, trẻ con nhà
nghèo không có tiền mua đèn lồng hay đồ chơi thì rủ nhau đi xem múa lân, rồng hay sư tử. Trong cuộc vui này nếu các con vật kia, qua quan niêm là mang sự may mắn tới cho mọi người, thì hình ảnh của Ông Ðịa, với nụ cười toe toét, làm cho lân thêm oai nghi hùng liệt, có tác
dụng làm tiêu tan hết những phiền lụy cuộc đời. Cũng chính lý do này, mà người đời đã thờ ông Ðịa để cầu mong được hạnh phúc, may mắn.
Riêng rồng là linh vật được nhiều nước trên thế giới sùng bái, nhất là người cổ Trung Hoa. Ðối với dân tộc VN, rồng là vật tổ. Người ta tôn rồng là vật linh thiêng, thần kỳ mà nghiêm trang, là chỗ dựa để người đời cầu khẩn, xin phước, bảo đảm mùa màng. Vì vậy trong đêm trung thu, múa rồng được xem như là một nghi thức tôn
giáo, một điệu múa dân gian, lưu hành khắp xứ và tồn tại tới ngày nay. Vì mang tính chất truyền thống, nên
các tiết mục về múa rồng cũng rất phong phú và đa dạng. Riêng tại Trung Quốc, chỉ tỉnh Triết Giang cũng đã có nhiều hội múa rồng. Ðiều này cũng dễ hiểu, vì vùng này chính là cội nguồn của Bách Việt, quê hương
của những dân tộc sống nơi sông rạch, biển sóng, sông hồ. Do trên vật tổ của họ là thần rồng, cá sấu. Bởi vậy, dù nay con vật chỉ làm bằng giấy hay vải nhưng người múa, trong một tâm hồn phóng khoáng, đã làm cho con vật trừu tượng, trở nên uy vũ, toát lên cái hào khí sung mãn của một giống dân
bách chiến, từng làm cho Hán tộc lao đao nể sợ. Tóm lại cho dù
loại rồng làm bằng thứ gì, vải hay giấy, thì thân rồng cũng phải đan bằng tre, ở suốt phần mình rồng, rồi bọc giấy hay lụa mỏng, phía trên có gắn vảy lấp lánh. Phía trong có gắn đèn, khi múa thắp sáng. Ðặc biệt mình rồng có nhiều bộ phận có thể tháo rời, để rút ngắn hay thêm dài, tùy theo vị trí cần thiết khi biểu diễn nhưng không
vì thế mà làm cho rồng mất đi cái uy vũ, linh hoạt dưới bóng đèn. Múa rồng dù ở đâu, cũng không ngoài 12 thế căn bản như Bàn
Long, Ngưỡng Long, Trảo Dương, Thoát Thủ.. và thuyết diệu nhất, vẫn là Bách Khiếu Long. Trong thế này, con rồng có chiều dài tới 500m, chẳng khác gì một con giao long, nhe nanh múa vút, bay lượn trên tầng trời. Cuối cùng rồng thu gọn thành một tầng hoa sen chín cánh, hiền khô như bóng Phật.
Bên cạnh giúp vui còn có Lân, mà nghề múa cũng thật công
phu, chẳng những về kỷ thuật, mà còn pha trộn công phu võ nghệ và nhất là điệu trống lân của VN, biểu hiện một sự kết hợp toàn hảo giữa truyền thống Trung Hoa, ngón chầu VN và tiếng trống Jazz
Âu Mỹ.
Trong đêm Trung Thu, khắp nơi mở hội hoa đăng, đèn thắp như sao sa, trên trời là trăng, dưới đất là đèn đủ loại, từ nhỏ như đèn sao, cá, bướm.. cho tới đèn kéo quân, quả tạ, cái nào cũng rực rỡ, xinh đẹp.
Tại VN, xưa nay chỉ có hai
thành phố Hội An và Sài Gòn là nổi tiếng khắp nước, về thủ công nghệ làm đèn lồng trang trí và các loại đèn giấy, dùng
trong ngày tết Trung Thu. Hội An là một thành phố cổ kính còn sót lại ở miền Trung, nằm trên cửa sông Thu Bồn, từ lâu đời đã là một hải cảng quốc tế nổi tiếng của Ðàng Trong vào thế kỷ 16-17. Ngày nay nhắc tới phố cổ, ôn lại những quá khứ huy
hoàng, người ta lại đi quanh quẩn tìm đếm những chiếc lồng đèn quả tạ, treo trước hành lang hay cổng nhà cổ kính của các dòng họ lớn Châu, La, Thái.. là những người Minh Hương gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Ðông, Hải Nam.. ngụ lâu đời tại đây. Theo Văn Công Lý, một người làm nghề thợ mã địa phương, cho biết tổ của ngành làm đèn lồng ở Hội An, chính là Xã Ðường, cũng là nhà
nho,
họa sĩ, chuyên vẽ cành lá, hoa hòe và các chữ viết trên mặt đèn. Loại này rất quý,
nên thời xưa chỉ được treo tại các dinh thự quan lại hay là các nhà quyền quý mà thôi. Ngày nay đèn lồng đã trở thành một vật trang
trí bình dân khắp mọi nhà trong phố cổ. Tóm lại tại Hội An, việc sản xuất đèn lồng chẳng những là một công nghiệp, mà còn là một đặc sản của địa phương, mà không một nơi nào sánh kịp về kiểu dáng, vải bọc toàn là lụa Hà Ðông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo mông lung. Ðêm
Trung Thu tại phố cổ, văng vẳng khắp nơi là những tiếng khoan hò đối đáp, những hàng đèn lồng lợp lụa, của các em nhỏ, nhấp nhô trong các khu phố heo hút. Ðâu đó trước mái hiên, là hình ảnh các cụ già mặc áo,
chít khăn đóng, ngối uống trà, đánh cờ, ngâm thơ dưới bóng sáng đèn lồng. Trong nhà, qua các lớp ngói âm dương,
bóng trăng thu vằng vặc trên trời cao, được rọi khắp các sân rêu cổ kính. Tóm lại đêm Trung Thu ở đây, đèn thay trăng khắp nơi khắp chốn, nên muốn tìm bóng trăng soi, thì thật là khó vô cùng.
Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới nay, Phú Bình thuộc quận 11 của Ðô
Thành, cũng vẫn là một trung tâm sản xuất đèn lồng lớn nhất Miền Nam VN, cung cấp đèn cho toàn vùng. Ðây là một làng di cư của người Bắc di cư vào Nam, có gốc gác từ làng Báo Ðáp, tỉnh Nam Ðịnh. Ðây là một làng nổi tiếng về nghề nhuộm, dệt vải và làm giầy dép. Phú Ðịnh sau năm 1975 thuộc phường 19, quận Tân Bình và phường 5, quận Gò Vấp, thành phố Sài Gòn, cách khu du lịch Ðầm Sen chừng nửa cây số. Tại những năm di cư đầu tiên ở miền Nam. Làng Phú Bình chỉ chuyên làm những loại đèn lồng đơn
giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao, dành cho học sinh và các em thiếu nhi,
vui chơi trong đêm Tết Trung Thu mà thôi. Nói chung, thời gian từ 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất hơn nửa triệu đèn lồng trung thu, cung cấp hầu hết các tỉnh thi, thành phố, từ Cà Mâu tới Bến Hải. Buổi đó, cứ đến mùa trung thu, khách hàng khắp nơi đổ về Phú Bình, đặt hàng, chở hàng, khiến cho cả xóm từ sáng tinh mơ tới lúc nửa đêm, rộn rịp như chợ bán đèn lồng, với các loại xe cộ ra vào không dứt. Công việc phát đạt, khiến cho nhà nào cũng vui vẻ hạnh phúc.
Từ sau năm 1975,
Phú Bình vẫn tiếp tục nghề cũ nhưng việc làm ăn dưới xã nghĩa kiếm đủ cơm đã là điều hạnh phúc. Rồi thì sau năm 1990, VC mở cửa đón tư bản vào cứu đảng và cho phép lồng đèn Trung Cộng, Ðài Loan, Tân Gia Ba, Ðại Hàn, Thái Lan.. tràn ngập non nước, ồ ạt xâm nhập thị trường cả nước, chèn ép hàng làm tại Phú Bình, khiến cho cả xóm ế ẩm và thiếu gạo. Sở dĩ có sự cố trên, vì đèn ngoại quốc vừa rẽ, lại vừa đẹp và trên hết rất tiện lợi, vì
dùng pin nên khi ra gió không bao giờ bị cháy.
'Ai mua trăng, tôi bán trăng cho',
tiếng thét đứt ruột thảm tuyệt của thi hào Hàn Mặc Tử, trong những buổi trăng tròn đã làm sống dậy trong tim của người thơ những nỗi buồn tình thiên cổ, cùng với niềm đau cắt thịt của một thân xác quằn quại vì chứng bệnh nan y. Bao chục năm qua sống lưu lạc giữa quê người, cứ mỗi lần trăng sáng, đứng trong mùa thu chín, giữa bóng trăng soi,
mà sao hồn du tử cứ muốn đốt đèn lồng, cùng em về, tìm trăng quê cũ. Hỡi ôi, trăng chỉ có một bóng lẽ loi, còn ta thì hồn chia muôn nẻo, cho nên biết mượn trăng nào để ghé bến về?
Biết bao giờ được thấy lại quê cũ? Ðược nhìn dòng sông xưa. Nghĩ tới mà hồn ngậm ngùi.
TI LIỆU THAM KHẢO:
- Ðiển tích chọn lọc của Mộng Bình Sơn
- Ðiển hay tích lạ của Nguyễn Tư Quang
- Phong tục tập quán của Toan Ánh
Xóm Cồn.
Mùa Trung Thu 2007
HỒ ÐINH
=END=
6- Thời Sự Nước Úc
- Cử tri "marginal seats" nghĩ gì về lưỡng đảng?
Hoàng Ð.Thư
(SGT)
Tuần qua một sự kiện lạ lùng hiếm thấy đã xảy ra trên
chính trường Úc. Trong nỗ lực ngăn chận sự xáo trộn trong nội bộ đảng Tự Do về vấn đề quyền lãnh đạo đảng trước những kết quả thăm dò dân ý cho thấy phe liên đảng có nguy cơ bị đại thảm bại trong kỳ tổng tuyển cử tới đây, thủ tướng John Howard đã phải lên tiếng thừa nhận một việc mà mọi người đều biết rõ sẽ xảy ra: ông sẽ từ nhiệm chức Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới, nếu được tái đắc cử. Một trong những lý do chính khiến ông Howard phải đi đến hành động mà hầu như tất cả các nhà phân tích bình luận chính trị ở Úc cho
là hành động của một người đã bị dồn vào chân tường là việc nhiều tay bỉnh bút sừng sỏ thuộc phe bảo thủ ở Úc, vốn thường xuyên mạnh mẽ yểm trợ ông Howard, chẳng hạn như Andrew Bolt của nhất báo Herald Sun ở Melbourne hay Miranda Devine của Sydney Morning Herald, hoặc Denis
Shanahan của The Australian, đã lên tiếng kêu gọi ông Howard phải từ nhiệm, nhường chức lãnh tụ cho ông Peter Costello TRƯỚC cuộc tổng tuyển cử để cứu vãn cho tương lai của chính phủ Liên đảng. Nhưng, có lẽ lý do mạnh mẽ hơn hết chính là ý kiến của giới cử tri vốn từng được tặng mỹ hiệu "Howard's Battlers" - những người thuộc giai cấp lao động hoặc ở nửa phần dưới của giai cấp trung lưu (lower middle class) tại các đơn
vị mong manh đã liên tục dồn phiếu cho phe liên đảng trong các cuộc tổng tuyển cử. Sau đây xin mời quý độc giả theo dõi bài viết tựa đề "Election Mind Games" của hai ký giả Peter
Hartcher và Annabel được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald hôm Thứ Bẩy
15/09/07 vừa qua để thấy được quan điểm của một số cử tri này, đặc biệt là những người chưa thật sự quyết định sẽ dồn phiếu cho đảng nào ở bốn đơn vị được xem là mong manh nhất (most marginal seats).
***
Khi cử tri thuộc loại chưa thực sự quyết định (undecided voters) nói về John Howard thì có hai ý niệm chính
thường xuyên được bày tỏ. Một là ông đã nắm quyền trong một thời gian quá dài, có lẽ đã đủ lâu rồi, và đã đến thời điểm cho một sự thay đổi.
Cô Laura, một người mẹ đơn chiếc làm nghề bán hoa, sinh sống trong đơn vị Parramatta nói: "Lúc khởi đầu thì ông
ta rất tốt, thế nhưng bây giờ thì ổng lại "muốn ngồi lâu hơn nữa". Ổng đã quên mất điều chính yếu rồi".
Cô Miranda, một bà mẹ trẻ tuổi cũng ở Parramatta, đồng ý: "Tư tưởng (của ông ta) đã cũ rích rồi. Chúng ta cần sáng kiến mới, cần trọng tâm mới".
Những lời nói và
những ý tưởng tương tự cũng được bày tỏ một cách tự nhiên từ trong một nhóm những người đã về hưu ở Victoria. Một người thuộc đơn vị Chisolm nói: "Cũ rích. Tôi khẳng định thế. Ông đã ngồi ở đó quá lâu rồi". Một người khác, cũng cùng trong nhóm thảo luận, nói:
"Tôi nghĩ rằng ông quả thật đã từng hoàn thành công việc thật hoàn hảo. Thế nhưng ông bắt đầu già rồi, và tôi nghĩ ông ta đã hết thời rồi. Chúng ta cần một khuôn mặt mới".
Ðây quả là một sự khác biệt thật rõ rệt so với kỳ bầu cử năm 2004. Dạo ấy, thời gian nắm quyền của ông
Howard hoàn toàn không hiện hữu trong sự suy nghĩ của cử tri. Lúc ấy, nhật báo Sydney Morning Herald thuê công ty nghiên cứu Nielsen
tổ chức nhiều cuộc hội thảo theo nhóm tại đơn vị Parramatta, và vào thời điểm ấy, trong
trí cử tri hoàn toàn không có một ý tưởng gì về chuyện đã đến lúc phải có sự thay đổi cả. Thế nhưng lần này, khi công ty Nielsen được thuê để làm cuộc thử nghiệm giống như trước thì ý tưởng rằng "đã đến lúc phải có thay đổi" tự động được phơi bầy tại 3 trong số 4 đơn vị mong manh (marginal seats).
Tuy luật lệ và hiến pháp Úc
không hề giới hạn số nhiệm kỳ của một thủ tướng, thế nhưng, qua một quá trình bí mật nào đó mà hàng triệu người có vẻ đồng loạt đi đến cùng một kết luận vào cùng một lúc, cử tri đã tự động hoạch định ra một giới hạn về thời gian tại chức của một thủ tướng.
Ðối với một số người thì tuổi tác của ông Howard là một vấn đề khá quan trọng. Cô Julie, một cử tri độc thân tại đơn vị Lindsay ở miền Tây Sydney nói: "Tôi biết rằng ông ta chỉ là khuôn
mặt đàng trước (frontman) mà thôi. Thế nhưng, đối với tôi thì ông ta ngày càng trở nên một lão già
khờ không có chủ định (dithering old fool). Theo tôi thì ông ta sẽ làm cho
họ bị thảm bại".
Những cử tri trẻ tuổi khác
trong nhóm hội thảo lên tiếng bênh vực ông Howard, nhưng có lẽ ông sẽ không thích nội dung của sự bênh vực này lắm. Anh Andrew trả lời cô Julie rằng: "Ông ta là một người có kinh nghiệm, từng trải".
Chị Maureen tiếp lời: "Ổng vẫn mạnh khỏe mặc dù đã ở cái tuổi 90 mấy đấy, có biết không?" Một người khác lên tiếng: "Ổng mới có 70 ngoài thôi mà, phải không?" Nhiều người gật gù đồng ý. Ông Howard thật ra chỉ mới có 68
thôi! Câu nói của cô Tanya có lẽ biểu hiện trung thực nhất về quan niệm của nhóm này: "Ổng không phải là người của thời đại của chúng ta".
Thế nhưng, nói chung thì tuổi tác của ông
Howard chỉ là một sự quan ngại nhỏ hơn, hay chỉ là biểu tượng của một mối quan ngại khác, to lớn hơn: ông đã nắm quyền thủ tướng quá lâu rồi! Một cử tri thuộc đơn vị Deakin ở Melbourne tuyên bố: "Tôi nghĩ rằng mấy người trong đảng Tự Do quá cũ, quá già rồi. Họ đã hiện diện quá lâu rồi, gần như muôn thuở vậy, kể từ hồi tôi mới bắt đầu đi bầu lận".
Ý niệm chung thứ nhì của những người cử tri thuộc loại chưa thực sự quyết định là uy tín của ông Howard. Mặc dù cảm tưởng chung vẫn là ông đã gần hết thời rồi (his time was up), nhưng vẫn có một sự nể phục, đôi lúc là
một sự thương mến về con người và thành quả của ông.
Anh Gary, một người cha có 3 con từ đơn vị Lindsay, nghĩ rằng ông Howard đã quá già để tiếp tục, thế nhưng, anh lại nói như thế này về ông Howard: "Ông ta quả thật kiên trì và giỏi chịu đòn. Ổng đã từng bị quật ngã
trong quá khứ, thế nhưng ổng vẫn ngửng lên, phủi bụi rồi tiếp tục. Tôi khâm phục ông vì thế".
Ông Howard thường xuyên được miêu tả là một người cố chấp, lì lợm và dai dẳng. Một cử tri từ Deakin bình phẩm: "Ông ta có thể đi đến quyết định khó khăn, cứng rắn khi cần thiết". Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích vì được xem như là không dám hoặc không muốn nhìn nhận sai lầm của mình. Ðấy cũng là một cảm nhận thường thấy.
Thế nhưng, sự nể phục, kính
trọng nói trên lại thường được dành cho quá khứ, như một sự cảm nhận mang tính lịch sử hơn là sự mong đợi ở những việc sẽ xảy ra trong tương lai. Bà Carol từ Parramatta nói: "Trong thời gian mà John Howard nắm chính
quyền thì ông đã phải đối phó với nhiều vấn đề hơn là đảng Lao động phải đối diện khi họ nắm chính quyền trước đó". Ông Richard, một người đã có cháu nội, cũng từ đơn vị Parramatta, phát biểu: "Ông ta có thể được xếp hạng thật cao trong số những Thủ tướng tài giỏi nhất nước Úc. Ông đã thi hành trách nhiệm thật xuất sắc cho đất nước Úc. Tại sao lại phải chỉ trích ông chứ?"
Mặc dù kết quả của các cuộc thăm dò dân
ý chỉ mang đến toàn những tin tức kinh hoàng cho các dân biểu Tự Do và Quốc Gia ở các đơn
vị mong manh nguy hiểm, một nguồn an ủi cho họ là họ hoàn toàn không hề gặp phải một sự đối kháng hằn học thù nghịch từ cử tri trong đơn vị của họ mỗi khi họ đi thăm dân cho
biết sự tình.
Ông Howard vẫn thường xuyên tuyên bố rằng để một chính phủ đương nhiệm bị lật đổ thì cần phải có hai điều kiện tất yếu, đó là một nền kinh tế yếu kém và sự nhận xét rằng chính phủ bất lực, bất tài. Và, trong suốt tuần qua, ông liên tục nhắc nhở những người đã phỏng vấn ông rằng cả hai điều kiện này không hiện hữu trong tình hình chính trị Úc hiện nay.
Những quan điểm từ giới cử tri đong đưa
bất định (swinging voters) trong các cuộc thảo luận do nhật báo
Sydney Morning Herald tổ chức cũng phản ảnh quan điểm của ông Howard rằng sự bất tài bất lực không phải là một vấn đề hiện nay. Và trong những lời bình phẩm được ghi chép, thâu nhận thì các câu chê bai đầy ác ý không phải là sắc thái chính. Và điều này phù hợp với nhận xét chung của các dân biểu liên đảng như đã nêu trên.
Không ai lên án ông Howard cho rằng ông là
một thằng đần độn hoặc một gã vụng về chuyên làm hỏng chuyện (a fool or a bungler). Thật tình mà nói thì những buổi nhóm họp, nếu mang một sắc thái
chung nào đó thì sắc thái ấy sẽ là một sự bực dọc, muộn phiền (ennui) - một sự thẩm định thật lạ lùng về một chính phủ vốn từng tạo nhiều tranh cãi, phân hóa cũng như từng mang đến sự thịnh vượng trong suốt một thập niên nắm quyền. Ðiều này cũng hỗ trợ cho sự khẳng định chung của nhiều dân biểu liên đảng: "Họ không căm ghét chúng tôi. Họ không ẩn nấp với gậy khúc
côn cầu để đập chúng tôi như họ đã từng làm với chính phủ Keating năm 1996".
Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri mà kết quả thường xuyên được phổ biến là những cuộc thăm dò mang
tính số lượng (quantitative), được dùng để đo lường tầm mức phổ thông (chiều rộng) của một quan điểm chính trị nào đó trong xã hội. Một trong những mục đích của các nhóm thảo luận chuyên đề (focus groups) - một loại thăm dò ý kiến mang
tính phẩm lượng (qualitative) - là để đo lường cường độ (hay sự mãnh liệt) của quan điểm ấy trong lòng cử tri.
Vậy kết quả của 8 nhóm
thảo luận chuyên đề mà nhật báo Sydney Morning Herald tổ chức tại bốn đơn
vị Parramatta và Lindsay (ở Sydney) cùng Deakin và Chisolm (ở Melbourne), trong 12 ngày vừa qua (cho đến 15/9/07) đã cho chúng ta thấy gì về cường độ của ý niệm rằng cần có một sự thay đổi?
Các nhóm thảo luận xác định, trong lúc quan điểm cho rằng đã đến lúc ông Howard phải ra đi là quan điểm của thật nhiều người trong số những cử tri chưa thật sự quyết định này, thế nhưng, nó lại không phải là một quan điểm thật sự mãnh liệt. Cường độ của nó bị giảm thiểu vì cảm tình mà người ta dành cho John Howard. Và nếu sự từ bỏ ông
Howard rất yếu ớt thì sự chào đón một lựa chọn khác cũng có tí dè dặt ngại ngùng.
Maureen nói: "Tôi nghĩ rằng chúng
ta e ngại sự thay đổi, và vì thế mà chúng ta giữ ông Howard quá lâu như thế. Ông Howard đã thi
hành tốt nhiệm vụ của mình và ông có kinh nghiệm, nhưng vì ông
ta đã ở đó quá lâu nên ông ta cần phải nhận thức được thực tế. Chính vì vậy mà người ta mới nghiêng về phía ông Rudd, bởi vì ông Rudd còn trẻ, còn tỉnh táo và
có nhiều tư tưởng".
"Sự tỉnh táo mới mẻ"
(freshness) và "tư tưởng mới" (fresh ideas) là hai lý do thường được nêu lên để giải nghĩa cho việc ủng hộ ông Rudd và đội ngũ của ông. Thế nhưng, khi các chuyên viên thăm dò của công ty
Nielsen đào sâu thêm với nhóm những gia đình trẻ ở đơn
vị Lindsay về chi tiết của những ý kiến mới mẻ thì không ai có thể lập tức xác định được một tư tưởng mới mẻ nào đó người ta có thể liên kết đến vị lãnh tụ đảng Lao động hoặc đội ngũ của ông ta.
Anh Gary, sau một thời gian
suy nghĩ, nhận xét rằng đảng Lao Ðộng dự định sẽ tái lập hệ thống quan hệ lao tư trước đây. Dưới mắt của các chuyên viên thăm dò ý kiến cử tri thì
những ý kiến như thế thường được gọi là những ý kiến "mềm mỏng" (soft opinions) bởi vì người ta dễ nêu chúng lên, nhưng chúng dễ tan rã vụn vỡ một khi bị chuyên chú xem xét.
Hy vọng của chính
phủ Howard là một khi ngày bầu cử được xác định và cử tri bắt đầu suy xét để đi đến quyết định tối hậu thì những ấn tượng hấp dẫn, lôi cuốn mà ông Rudd tạo ra cho cử tri sẽ dần dần bị phai nhạt đi và thay vào đó sẽ là một sự hoài nghi cứng rắn (hard scepticism).
Cô Patricia, một bà mẹ có hai
con nhỏ, nói: "Chúng tôi chỉ hy vọng là họ có thể có tư tưởng mới".
Trong lúc phản ứng đối nghịch chính dành cho chính phủ Howard là sự mệt mỏi của họ thì điểm thu hút chính của đảng Lao Ðộng đối lập là sự tươi trẻ của họ. Nếu quả thật cử tri tin rằng đã vượt quá thời hạn vô hình mà họ đã vạch ra một cách không chính thức cho ông thì hiển nhiên họ phải sẵn sàng để chấp nhận một người lãnh đạo mới. Sức thu hút của ông Rudd và đảng Lao động rõ ràng là mạnh mẽ hơn vì họ rõ ràng là một sự chọn lựa thật sự và khác hẳn với Howard cùng phe liên đảng. Ông Rudd và đảng của ông rõ ràng là có nhiều điểm thuận lợi thực sự thu hút
cử tri, và dường như chuyến viếng thăm câu lạc bộ khiêu vũ khỏa thân ở Nữu Ước lúc say xỉn là một trong số các lợi điểm này.
Một phụ nữ nhận xét:
"Tuy ông ta có một tí dáng vóc lãnh tụ (charisma) nhưng không
bằng ông Hawke thuở xưa". Một người đàn ông cợt đùa: "Có lẽ ông ta cần phải uống nhiều bia hơn và tới mấy hộp đêm cởi truồng nhiều hơn nữa".
Ảnh hưởng của vụ vào hộp đêm khỏa thân có lẽ đáng được ghi nhận, ngay cả nếu chỉ vì nó là một thứ nỗ lực bôi bẩn trong cuộc vận động bầu cử. Không một ai trong cả 8 nhóm xem đó là một yếu điểm cả. Phản ứng thông thường nhất vẫn là sự tiết lộ về vụ hộp đêm khỏa thân đã làm cho ông Rudd trở nên gần gũi với người thường hơn (humanised Rudd) và phần lớn người ta đều từng thử qua hộp đêm khỏa thân. Một phụ nữ đứng tuổi trông dáng vóc có lẽ có nhiều tư tưởng xã hội thủ cựu nhiều hơn, nhận xét rằng ngay cả bà ta cũng từng xem vũ khỏa thân, mặc dù đã lâu rồi, và
"tôi là đàn bà đấy nhá!"
Chuyện đáng ngạc nhiên
là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa đảng Lao động và chính phủ Howard trong nhiệm kỳ này - chính sách quan hệ lao tư WorkChoices - lại không là một điểm nổi bật trong các nhóm thảo luận này.
Theo ông John Stirton (chuyên viên thăm dò của
Nielsen) thì đấy là kết quả của quá trình chọn lựa cử tri đong đưa bất định để tạo nhóm bởi vì những người đã có định kiến mạnh mẽ về vấn đề cải tổ quan hệ lao tư đề bị gạt bỏ hết. Theo nhận xét của ông thì ít nhất là 2 tới 3% cử tri đã chuyển từ Liên đảng sang Lao động vì WorkChoices.
Ông Jack, một người đã về hưu ở đơn vị Parramatta, cho là ông Howard đã đi quá đà với
WorkChoices: "Ông ta đã tự hủy diệt mình với những thứ nhắm vào công đoàn này. Ông ta không cần phải làm như thế".
Một xu hướng đáng ngại cho chính phủ là việc những người tham dự các nhóm hội thảo tự cho là chính họ đã bị tách rời khỏi nên kinh tế của Úc, với mức phát triển kỷ lục và sự phồn thịnh dưới sự lèo lái của chính phủ liên đảng.
Khi được hỏi rằng họ có cảm thấy rằng tình
hình tài
chính của họ sáng sủa hơn hay tệ lậu hơn 5 năm về trước thì những người này phân chia khá đồng đều. Tuy vậy, những người cho rằng mình khá hơn xưa lại cho rằng đấy là thành quả của chính sự cần cù, chịu khó làm việc của chính họ, hoặc do tài đầu tư khéo léo của chính họ. Lời phát biểu của cô Patricia ở Lindsay là lối trả lời tiêu biểu: "Gia đình tôi quả thật khấm khá hơn xưa rất nhiều, nhưng đấy là vì tôi đã mua đi, bán lại nhiều căn nhà. Tôi đã dám liều với thời cơ và chồng tôi thì cật lực làm việc thật nhiều giờ".
Ngược lại, những người cảm thấy bị thiệt thòi hơn trước thì lại đổ lỗi cho chính phủ liên bang và cho rằng họ đã bị gạt bỏ ra khỏi sự thịnh vượng chung của quốc gia. Anh Gary, một người cha trẻ tuổi ở Lindsay, khi được hỏi làm thế nào mà anh lại cảm thấy mình
nghèo đi trong lúc đất nước của anh lại có vẻ giàu hơn xưa, đã trả lời như sau: "Tôi cho rằng đấy là hai
vấn đề hoàn toàn khác biệt với nhau. Ðất nước quả thật có khá hơn xưa, thế nhưng, đối với những người dân bình thường thì lại không như thế. Từ khi thuế GST được áp dụng cho đến nay thì tôi không còn để dành tiền được nữa. Tôi không bao giờ có đủ tiền cả, và gánh nặng gần như ngày càng nhiều hơn. Thế rồi thêm vào đó là tiền xăng nhớt, rồi thì lãi xuất gia tăng và đó quả là một gánh nặng quá to cho bất kỳ một đôi vai nào để gánh vác nổi". Khi được hỏi là những cá nhân hưởng được lợi lộc nhiều nhất từ một nền kinh tế thật mạnh mẽ thì anh lập tức trả lời: "Mấy tay tổng giám đốc các đại công ty".
Ở cả hai đơn
vị Parramatta và Lindsa thì ý tưởng bị cô lập hóa lại càng có
một ý nghĩa thật sự về khoảng cách địa lý cũng như một ý nghĩa tiêu biểu tượng trưng. Chị Audrey, một bà mẹ có hai đứa con trai và là cư dân khu vực Lindsay cho biết rằng chỉ nội việc đi làm ở trung tâm thành phố Sydney đã khiến chị phải tổn hao hơn $130 mỗi tuần để đổ xăng rồi. Cô Tanya, một người không con, sinh sống cùng người bạn đời ở Lindsay tâm sự: "Chúng tôi có cảm tưởng rằng mặc dầu cả hai đứa tôi đều lãnh lương khá cao nhưng chúng tôi phải chật vật lắm mới mong tiến thân được tí đỉnh. Vé xe lửa, xe buýt hàng tuần đã lên đến $50, $60 rồi. Còn những người giầu ở miền Bắc Sydney thì phải trả bao nhiêu?".
Lệ phí sử dụng xa lộ (road
tolls) cộng với một hệ thống giao thông công cộng nghèo nàn và thêm vào đó là giá
cả xăng dầu đắt đỏ đã khiến cho cử tri ở những vùng ngoại ô xa (outer-suburb) có cảm tưởng là họ bị thua thiệt về một phương
diện nào đó.
Sự gia tăng của lãi suất cũng là một phần của hiện tượng chung này. Cô Ella nói: "Tôi mua nhà cách đây 13 năm, và thật tình mà
nói thì tôi không hiểu làm sao mà những người muốn mua căn nhà đầu tiên ở thời điểm này có thể hoàn thành được ước mơ của họ nữa".
Theo quan điểm của cô
Larissa thì: "Giá cả thực phẩm các thứ bây giờ quá cao so với 5 năm về trước. Bây giờ thì mua nhà chỉ là một giấc mơ hão huyền bất khả thi (impossible dream) mà thôi".
Anh Gary khẳng định: "Ðôi lúc tôi thấy mình như lục bình
hay rác rưởi trôi trên sông vậy (flotsam and jetsam). Ngay cả bây giờ, khi mọi việc đều đang tiến triển thì thật sự ra chẳng dính líu gì đến chính phủ cả. Tôi nghĩ rằng chúng ta không hề kiểm soát được gì ráo. Chính phủ có thể nói rằng họ kiểm soát, lèo lái nó, nhưng thật sự thì
không".
Suy xét từ các nhóm được phỏng vấn thì việc lãi suất gia tăng có vẻ như đã tạo ít nhiều thiệt hại chính trị cho chính phủ liên bang, tuy nhiên, những thiệt hại này
không phải được phơi bày một cách thật rõ rệt. Những người tham dự các cuộc thảo luận dường như có thể nhận xét được thật rõ ràng chuyện chính phủ không có trách nhiệm trực tiếp về lãi suất, thế nhưng, sự bất mãn có
vẻ như xoay quanh chiến dịch vận động bầu cử của chính phủ Howard trong kỳ tổng tuyển cử trước. Cô Larissa nói: "Họ hù dọa chúng
tôi khiến chúng tôi sợ đến chết được về chuyện lãi suất để rồi bây giờ thì lãi suất cũng vẫn tăng vậy thôi".
Patricia chia xẻ:
"Tôi từng sợ không muốn thấy lãi suất gia tăng. Thế nhưng, chỉ trong vòng một thời gian ngắn thôi mà chúng ta đã thấy lãi suất tăng lên mấy lần rồi? Phe
Lao động chắc chắn không thể nào tệ lậu hơn thế được".
Tuy vậy, vẫn có một số người còn dè dặt, nghi ngại đảng Lao Ðộng trong lãnh vực này. Cô Miranda nói: "Tôi không xem trọng John
Howard lắm, nhưng nếu tôi phải chọn lựa giữa họ thì tôi sẽ chọn Howard. Tôi không muốn liều để thấy lãi suất có thể tệ lậu hơn".
Và câu trả lời này
tiêu biểu cho một chủ đề thường được lập lại nhiều lần. Nói một cách tuyệt đối thì cảm tưởng chính về John Howard vẫn là ông quả thật đã làm được việc, nhưng có lẽ thời giờ của ông đã điểm rồi. Và nói một cách tuyệt đối thì cảm tưởng chính về Kevin Rudd là ông quả thật là một sự tươi
mát sáng sủa đáng được chào đón.
Thế nhưng, khi đặt để hai mệnh đề này gần nhau - so sánh một cách tương đối giữa hai sự chọn lựa, như trong bất kỳ một cuộc bầu cử nào - thì xu hướng muốn thay đổi lại không được mạnh mẽ lắm và sự chọn lựa của cử tri ít
rõ ràng hơn. Và rõ ràng là trong nhóm cử tri chưa thật sự quyết định này thì vẫn còn mềm mỏng lắm.
Và vẫn còn một thứ màn trắng bao bọc đảng Lao động. Khi bị thôi thúc thì cử tri không thể nào nhắc đến một lý do nào mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục về mặt chính sách, để dồn phiếu cho Lao động cả, và họ có rất ít hiểu biết về những chính sách mà đảng Lao động đề ra. Hơn thế nữa, người ta còn cảm nhận được một sự e dè, một sự thận trọng về việc hất bỏ chính phủ để trao quyền cho đảng Lao động. Cô Tanya, một cử tri đơn vị Lindsay hỏi chung: "Liệu chúng ta có nên giữ những thứ mà chúng
ta biết rõ hoặc theo một thứ hoàn toàn mới lạ? Và nếu có cuộc khủng hoảng nào đó thì liệu Lao động đủ sức đối phó hay không?"
Andrew, cũng từ đơn
vị này, thú nhận rằng anh cảm thấy khó khăn để có thể chọn lựa: "Mặc dù tôi không ưa rất nhiều chính sách của John Howward, nhưng thật tình thì tôi có thể thấy được rằng công ăn việc làm và kinh tế quả thật có tiến triển. Và đó là lý do tại sao tôi cảm thấy vất vả khi phải chọn lựa".
Và theo anh thì lựa chọn đảng Lao động là chuyện "van trời vái phật cầu may" (cross your fingers) mà thôi.
Sự ngần ngừ này cho
thấy rằng những cử tri này, những cử tri mà ông John Stirton thuộc công ty thăm dò
Nielsen ước lượng là khoảng 10% tổng số cử tri, vẫn còn chưa khép chặt trí óc và vẫn có thể được phe liên đảng thuyết phục. Cuộc tổng tuyển cử, dựa theo sự phân tích này, vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, để có thể phá vỡ được đà tiến ào ạt của đảng Lao động thì tất cả bọn họ phải quay về với chính phủ Howard.
Larissa, một cử tri khác ở Lindsay, có thể được xem như mẫu người tiêu biểu cho các nhóm thảo luận này. Cô cho biết dù gì đi nữa thì cô vẫn muốn có một sự thay đổi, thế nhưng, cô lại nói thòng thêm một câu "Nếu ông ta (John Howard) có thể đưa ra một lập luận khả dĩ chập nhận được về chuyện vì sao tôi nên bầu cho ông ta thì tôi sẽ làm như thế. Tôi đã từng làm như vậy trong
quá khức, và tôi sẽ làm vậy một lần nữa. Thế nhưng, ông ta phải có rất nhiều chuyện phải thay đổi cơ".
=END=
7- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản Tin Nước Úc
(SGT)
Thủ tướng nói là ông sẽ phục vụ trọn nhiệm kỳ nếu được tái đắc cử
NSW: Thủ tướng John
Howard sẽ kết thúc 30 năm trên chính trường của ông ở hàng ghế sau nếu được tái thắng cử cuối năm nay. Hôm Thứ Bảy ông Howard đã tuyên bố là ông sẽ phục vụ trọn nhiệm kỳ ba năm như là thành viên của chiếc ghế Bennelong, vùng phía bắc Sydney. Ông Howard đã nói với các
phóng viên ở Carlingford, đơn vị bầu cử của ông vào hôm Thứ Bảy rằng: "nếu tôi và Chính phủ được tín nhiệm để tiếp tục làm việc trong cuộc bầu cử tới đây thì tôi sẽ phục vụ trọn nhiệm kỳ như là một Nghị sĩ của Bennelong trọn ba năm, và tôi sẽ không bắt dân chúng trong đơn vị bầu cử của tôi phải chịu đựng một cuộc bầu cử phụ".
Công bố của ông đã cắt ngắn chiến dịch của Lao Ðộng đặt dấu hỏi về việc bầu cho ông Howard nếu ông sẽ rút lui khỏi chức vụ Thủ tướng nửa chừng trong nhiệm kỳ tới. Hồi đầu tuần trước ông Howard đã xác nhận là ông sẽ trao chức vụ cao nhất của ông cho Bộ trưởng Ngân khố Peter Costello vào một lúc nào đó trong
nhiệm kỳ thứ năm của ông nếu được tái đắc cử. Lời công bố này được đưa ra sau một tuần lễ với những lời đồn đãi nội bộ tai hại bởi các nhân vật cao cấp trong chính phủ đã khiến cho tương lai chính trị của ông Howard sống còn một cách chật vật. Sự rút lui của ông Howard về hàng ghế sau vào một thời điểm nào đó trong ba năm tới là điều kiện được đưa ra vì Liên đảng đang bị Lao Ðộng dẫn trước quá xa trong các cuộc thăm dò ý kiến trước ngày bầu cử chưa đầy 3 tháng.
Ðánh cắp $100,000 đô qua dịch vụ ngân hàng trên internet
Perth: Cảnh sát nói rắng một người đàn ông 35 tuổi ở Perth đã bị truy tố về tội đánh cắp trên $100,000 đô-la qua
dịch vụ ngân hàng trên internet như là một phần của kế hoạch rửa tiền. Các
thám tử cảnh sát thuộc đội tội phạm điện toán đã bắt giữ người đàn ông này hôm cuối tuần sau khi họ bố ráp một bất động sản ở vùng Atwell. Phát ngôn nhân của Cảnh sát tại Tây Úc,
Ian Hasleby nói rằng các thám tử cho rằng người đàn ông này là đạo diễn của một kế hoạch rửa tiền đánh cắp từ nhiều ngân hàng Úc xử dụng quán "cà-phê internet" tại Perth
và Fremantle. Ông Hasleby nói, cảnh sát cho rằng người đàn ông này là thủ phạm chính can dự vào một tổ chức đánh cắp tiền thông qua các tài khoản ngân hàng bất hợp pháp.
Người đàn ông này đã bị truy tố với 22 tội về gian lận, một tội danh xâm nhập trái phép vào hệ thống máy vi tính và 6 tội danh về rửa tiền. Y bị tòa án địa phương East Perth từ chối cho tại ngoại. Các thám tử thuộc đội Tội phạm Ðiện toán đang tiếp tục điều tra về kế hoạch rửa tiền này.
Chuyên gia Úc cầm đầu cuộc nghiên cứu tế bào gốc trị giá $3 tỉ
Melbourne: Úc đang mất đi một chuyên
gia hàng đầu về tế bào gốc (stem
cell) là Bác sĩ Alan Trounson cho chương trình y khoa tái sinh lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ. Bác sĩ Trounson, 61 tuổi người đã là trung tâm của cuộc tranh luận nóng bỏng về công trình nghiên cứu về tế bào gốc của Úc sẽ rời bỏ Phòng
thí nghiệm về Miễn dịch học và Tế bào gốc Monash
thuộc Viện đại học Monash University để cầm đầu chương trình nghiên cứu $3 tỉ đô-la Mỹ ($3.6 tỉ đô Úc) tại Viện Y khoa Tái sinh California (California Institute for
Regenerative Medicine (CIRM). Chương trình California này được đặt tại San Francisco, là chương trình lớn nhất thế giới với ngân
sách được phát ra từ tiểu bang California dưới sự bảo trợ của Dự án 71
thuộc Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Sáng kiến chữa bệnh California.
Bác sĩ Trounson đã được biết tới về công trình tiên phong của ông trong lĩnh vực
in-vitro fertilisation (thụ tinh trong ống nghiệm, IVF) và các kỹ thuật tái sinh khác. Ông được nhớ tới qua
công trình nghiên cứu về việc phát triển của tế bào gốc phôi thai người cho nghiên cứu y khoa. Bác sĩ Trounson nói rằng việc bổ nhiệm mới này của ông là một điểm cao trong sự nghiệp của ông. Nó hiển nhiên là một cơ hội và danh dự cá nhân thật to lớn nhưng nó cũng là dấu hiệu của lòng mến phục và sự quan tâm cao độ mà các tổ chức nghiên cứu và khoa học gia Úc đã đạt được trên trường quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu về tế bào gốc. Ðây là lĩnh vực nghiên cứu mà các thành tựu của chúng ta đạt được đẳng cấp quốc tế. Tôi tự coi mình như là một sứ giả của tất cả các nhà nghiên cứu y khoa Úc.
Trên cương vị chủ tịch của CIRM,
Bác sĩ Trounson nói rằng ông hy vọng sẽ liên kết sự nghiên cứu tế bào gốc của California với các công việc tương tự của những trung tâm nghiên cứu chính khác. Ông tin rằng điều này sẽ chặn đứng được việc nghiên cứu trùng lặp, và do đó tránh được sự lãng phí thời gian cho các cuộc nghiên cứu đang tiếp diễn.
Bác sĩ Trounson sẽ làm việc trên căn bản
"partnership" với một số viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhóm hỗ trợ, bênh vực bệnh nhân và các cơ quan cốt lõi khác. Ông nói, sự phối hợp này sẽ giúp hợp nhất những thành
phần tham dự, từ các viện nghiên cứu hàn lâm, kỹ nghệ và các nhóm hỗ trợ, bênh vực bệnh nhân để phân phối một cơ hội không thể tưởng tượng các liệu pháp tế bào cho ngành y khoa tái sinh. Bác sĩ Trounson được mong đợi sẽ bắt đầu công việc của ông tại nhiệm sở mới vào cuối năm nay.
Liên Ðảng bác bỏ tin đồn có thêm cách thay đổi về luật lao động
Canberra: Chính phủ Liên
bang đã hứa là sẽ không có thay đổi đột ngột nào thêm nữa về bộ luật lao động IR nếu họ thắng được cuộc bầu cử sắp tới, thú nhận rằng công nhân đã không hiểu rõ được những thay đổi chung ở nơi làm việc. Lời cam kết này được đưa ra vì Lao động và các nghiệp đoàn đã cảnh báo là một chính phủ do Peter Costello lãnh đạo sẽ áp dụng thêm
nhiều cải tổ về căn bản. Hôm Chủ Nhật, Bộ trưởng Bộ Lao động (IR) Joe Hockey đã bác bỏ bất cứ thay đổi chính yếu nào về đạo luật vốn đã lấy đi mất các điều khoản nhằm bảo vệ cho hàng triệu công nhân chống lại sự bị đuổi việc bất công và cho phép công nhân thương lượng, hủy bỏ tiền lương phụ trội và các điều kiện về lương bổng khác để đổi lấy việc được trả lương cao hơn hoặc là làm việc theo giờ giấc linh động. Ông Hockey nói với đài truyền hình số 10 rằng, chúng
tôi tuyệt đối cam kết với căn bản của đạo luật lao động của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thay đổi nó. Hiển nhiên là nó đã bị thách đố trực diện với chiến dịch gây ra sự lo ngại nhằm mục đích dẹp bỏ nó nhưng tôi không có ý định nào để thực hiện thêm các cải tổ về cơ cấu của hệ thống luật lao động này trong vòng ba năm tới. Ông Hockey nói rằng đa số công
nhân không biết thỏa ước của họ ký kết với chủ nhân thuộc loại nào. Mặc dù ông đổ lỗi cho chiến dịch $100 triệu của nghiệp đoàn đã gây ra sự bối rối nhưng ông cũng thú nhận là chính phủ cũng chịu trách nhiệm phần nào. Ông nói, nếu nói về phương diện đưa thông tin đến từng cá nhân thì tôi nghĩ là chúng tôi cũng có nhiều việc phải làm.
Chúng tôi đã đề ra việc cải tổ nhưng chúng tôi không giải thích chu đáo cho mọi người là tại sao cần phải cải tổ. Ðiều mà chúng tôi làm sai và thất bại là chúng tôi đã không
chăm sóc đất đai cho tốt trước khi gieo giống và trồng cây.
Bộ trưởng Ngân
khố Peter Costello nói rằng chính phủ đã làm đúng khi tạo được cân bằng giữa sự bình đẳng của công nhân và điều gì là tốt cho doanh nghiệp. Ông báo động rằng Úc sẽ đi vào một cuộc suy thoái khác nếu Lao Ðộng được bầu chọn. Ông nói với đài truyền hình số 9 rằng, tôi nghĩ là, với sự trắc nghiệm về tính công bằng thì chúng tôi đã đạt được sự cân bằng cho công nhân. Họ có quyền được sự công bằng. Về phía giới kinh doanh thì chúng tôi cũng đạt được sự cân bằng bởi vì chúng tôi đã cho phép thực hiện các thỏa ước lao động (Australian Workplace Agreemnts). Nếu chúng
ta đi ngược lại AWS như chính quyền được nghiệp đoàn lãnh đạo của Rudd mong muốn thì chúng ta sẽ bắt đầu một chuỗi lạm phát tại đất nước này và sẽ kết thúc bằng sự suy thoái.
Nữ phát ngôn nhân của bà
Julia Gillard, quyền thủ lãnh đối lập và lao động, nói rằng Bộ trưởng Ngân khố Peter Costello đã chuẩn bị sẵn các kế hoạch lao động thay đổi từ căn bản và sẽ là điều tai hại cho các
gia đình Úc nếu ông trở thành thủ tướng. Bà nói với đài truyền hình ABC rằng, bạn không thể chịu đựng được một quan điểm về lao động cấp tiến hơn cái mà Peter Costello bênh vực. Ông ta không chỉ hoan
nghênh đạo luật WorkChoices mà ông còn hoan nghênh rất nhiều hơn thế nữa. Bà
Gillard đã thách đố ông Hockey tiết lộ chính sách lao động của ông. Bà nói, ông ấy nói là sẽ ấn hành một chính
sách lao động. Vâng! vậy thì nó ở đâu?? Và nó có sẽ là một chính sách chân thật nói về sự giải tỏa luật lệ (deregulation) cho thị trường lao động và ngay cả các sự thay đổi thêm nữa cho các gia đình Úc hay không?
Ðảng Lao động đã tuyên bố chính sách lao động của họ hôm tháng trước, cam kết là AWA sẽ bị dẹp bỏ vào năm 2012 nhưng các quy định gắt gao để quản trị sự can dự của nghiệp đoàn vào
các nơi làm việc vẫn được giữ lại. Chủ tịch Nghiệp đoàn ACTU Sharan Burrow nói rằng hàng triệu công
nhân sẽ bị cưỡng bách vào AWA nếu ông "Chính sách lao động cực đoan"
Costello trở thành thủ tướng. Những người Úc đi làm việc không còn nghi ngờ gì nữa là Peter Costello sẽ tiến xa hơn với Work
Choices và lấy đi mất các quyền lợi của họ tại nơi làm việc nếu đảng Tự Do thắng trong cuộc bầu cử tới đây.
"Hồi sinh lại hệ thống ý tế hoặc là kinh tế bị thiệt hại"
Canberra: Một chuyên gia về chính
sách y tế nói rằng hệ thống Bảo hiểm Y tế của Úc nguy hiểm một cách quá đáng, đã gây ra tử vong và các thương tật lẽ ra có thể tránh được. Giáo sư Brian Oldenburg thuộc Viện Nghiên
cứu Chính sách Y tế của Úc (AIHPS) nói rằng cần phải có sự cải tổ y tế cấp thời để phục vụ cho dân Úc và gây được ảnh hưởng rộng khắp, kể cả cho một nền kinh tế tốt hơn. Hôm Thứ Sáu, viện Nghiên cứu AIHPS, một cơ cấu tư duy độc lập về y tế và chính sách đã đề nghị các thay đổi cho hệ thống Bảo hiểm Y tế Úc và các cách thức để đạt được giá trị cao hơn cho $87 tỉ đô-la đầu tư hàng năm.
Giáo sư Oldenburg nói rằng một sự cải tổ y tế thực sự sẽ làm cho
nước Úc tốt đẹp hơn, mạnh khỏe hơn, và năng suất cao hơn, đóng góp có ý nghĩa hơn cho tổng sản lượng (GDP) quốc gia. Chúng ta cần phải vượt qua các đám mây mù hành chính để cho sự việc có thể xảy ra. Ðây
là điều mà giới kinh doanh có thể làm được. Giáo sư Oldenburg nói rằng hiệu năng của hệ thống y tế và làm cách nào để nó có thể cải tiến và có ảnh hưởng rộng lớn hơn là công việc của mọi người. Ông nói rằng, đây là công việc của tất cả mọi người bởi vì hệ thống y tế của chúng ta không được phác họa để đáp ứng được nhu cầu của người Úc. Ðây là công việc của tất cả mọi người bởi vì hệ thống y tế của chúng ta nguy hiểm quá mức một cách không cần thiết đã gây ra tử vong và các thương tật vô ích, rất nhiều vụ mà chúng ta chưa từng được nghe thấy bao giờ.
Giáo sư Oldenburg nói rằng $4 tỉ đô-la có
thể chuyển sang việc điều trị cho con người nếu các dịch vụ y tế có năng suất hơn, và do đó tiết kiệm được tiền của người đóng thuế. Khoảng cách giữa các tiểu bang có hiệu quả cao nhất và thấp nhất trong việc cung ứng dịch vụ y tế ở các bệnh viện công cộng là 35 phần trăm. Và nó là công việc của mọi người bởi vì trong suốt thập niên qua vô số báo cáo và đề nghị để cải tiến sự việc đã được đưa ra nhưng chỉ có một số ít được thực hiện. Vì thế chúng ta cần cộng đồng kinh doanh góp phần bởi vì họ là các
doanh nghiệp cốt lõi.
Bản báo cáo này đề nghị một liên minh lãnh đạo mới giữa cộng đồng và giới kinh doanh để giúp thúc đẩy việc cải tổ y tế được thực hiện nhanh hơn. Giáo sư Oldenburg nói rằng chúng ta cần tạo ra thêm các hệ thống y tế có trách nhiệm để bảo đảm cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế được công bằng và hợp lý cho tất cả mọi người Úc.
Kế hoạch huấn luyện để giải quyết sự thiếu hụt y tá
Canberra: Thủ tướng John Howard vừa nói rằng kế hoạch của chính phủ liên bang nhằm mở ra những lớp học để giảng dạy cho y tá tại các bệnh viện công và tư không phải là hành động nhằm xóa bỏ các chương trình tại đại học. Hôm Thứ Sáu, Thủ tướng Howard công bố là Chính phủ Liên bang sẽ đầu tư khoảng $170 triệu đô-la trong vòng 5 năm để mở ra 25 trường dạy nghề y tá tại các bệnh viện. Ông nói rằng chương trình này nhằm mở lại việc giáo dục y tá mà Úc đã có trước khi nó được đưa vào đại học. Ông cũng nói rằng hành động này nhằm giải quyết vấn nạn thiếu hụt y tá và cho người ta cơ hội để ghi danh vào chương trình y tá ngay từ năm lớp 10. Tuy
nhiên ông phủ nhận rằng chương trình này sẽ cạnh tranh với các chương trình y tá tại đại học. Ông nói, mục tiêu của chương trình này nhằm cung ứng thêm các cơ hội cho những người muốn trở thành y tá. Nó không được soạn thảo nhằm bất cứ cách thức nào để dẹp bỏ hệ thống hiện có của đại học.
Bộ trưởng Y tế Tony
Abbott nói rằng kế hoạch này sẽ cho các y tá những kinh nghiệm thực tế với bệnh nhân. Nó sẽ tăng thêm 500 chỗ của ngành y tá mỗi năm và tiêu biểu cho sự quay trở lại với kiểu mẫu huấn luyện truyền thống dựa trên căn bản bệnh viện để bổ túc cho các văn bằng đại học. Nó sẽ được đặt trên căn bản huấn luyện tại bệnh viện theo kiểu cũ bởi vì một trong số các vấn nạn thực tế của việc huấn luyện y tá trong những năm gần đây là quá nhiều thì giờ trong lớp học mà không đủ thời gian tại bệnh viên. Ông Abbott nói với đài phát thanh ABC rằng, điều quan trọng là các
y tá ra trường hiểu được bệnh nhân và sẵn sàng để giúp đỡ họ từ ngày đầu tiên. Ông Abbott nói rằng hệ thống này sẽ là một con đường phụ thêm cho y tá. Nó không có nghĩa là họ sẽ không
còn học tập trong lớp nhưng các lớp học sẽ ở ngay trong bệnh viện, việc huấn luyện sẽ ở tại bệnh viện.
Các trường y tá này sẽ được làm mẫu tại 24 Trường Cao đẳng Huấn nghệ của Úc (Australian Vocational Colleges) được Liên bang xây dựng nhưng sẽ do các nhóm cộng đồng điều hành, cùng làm việc với giới chủ nhân.
Các y tá thực tập sẽ cung ứng sự tiếp viện ngay lập tức cho các bệnh viện đang gặp phải tình trạng thiếu nhân viên trầm trọng. Các khóa học kéo dài 3 năm này sẽ cung cấp cho học sinh tiêu chuẩn văn bằng của trường Cao đẳng Kỹ thuật TAFE tương đương với chương trình học tại đại học.
Sáng kiến này không được tiếp nhận tốt trong giới y tá. Thư ký chi nhánh Victoria của Liên hiệp Y tá Úc
(Australian Nursing Federation) Lisa Fitzpatrick nói rằng nghề nghiệp y tá đã thay đổi quá nhiều trong vòng vài thập niên qua. Bà Fitzpatrick nói với đài phát
thanh ABC rằng, ngày nay, kỹ năng đòi hỏi cho nghề y tá đã thay đổi nhiều kể từ năm 1980 khi chúng ta huấn luyện y tá tại bệnh viện. Mức độ bệnh trạng của bệnh nhân đã lớn hơn nhiều, kỹ năng và chuyên môn đòi hỏi bởi y tá, kỹ năng thẩm định của họ, sự hiểu biết, công việc của họ với các ngành nghề khác đã lớn hơn rất nhiều so với thập niên 1980. Bà Fitzpatrick nói rằng chương
trình này là một bước lùi về thời gian. Tôi thực sự nghĩ rằng thật rất thất vọng khi Thủ tướng định kéo lùi nghề y tá về lại thế kỷ trước.
Thủ lãnh lao Ðộng Kevin
Rudd gọi tuyên bố này là một chính sách thủ đoạn "tiền bầu cử". Ông Rudd nói rằng thất bại của Chính
phủ Liên bang trong hành động để đối phó với sự báo động về tình trạng thiếu hụt y tá của Úc đã dẫn tới sự thiếu hụt hàng năm trên 19,000 y tá thực thụ và y tá thực tập. Ông Howard nói rằng chương
trình mới này sẽ huấn luyện 500 y tá mới mỗi năm thì quá thiếu để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Ông Rudd nói: "hoặc là bạn phải có một kế hoạch nghiêm
chỉnh, lâu dài nhằm đối phó với sự thách đố của hệ thống y tế, bệnh viện và y tá hoặc là bạn chỉ đơn giản chơi trò chính trị trước cuộc bầu cử".
Lãnh án tù vì gian lận $700,000 tiền thuế
Sydney: Nha Thuế vụ Úc cho
biết, hôm Thứ Sáu một người đàn ông ở Sydney đã bị tuyên án bảy năm tù về tội gian lận thuế vì đã khai để lấy lại $700,000 đô-la thông qua 17 công ty ma. Andrew Desmond McCall, 39 tuổi ở Mosman đã nhận tội tại tòa án
Downing Centre District Court cho 32 tội danh dối trá, lường gạt bằng cách dùng lý lịch giả mạo và văn kiện giả để nộp các bản tường trình hoạt động kinh doanh với ATO. Y đã nhận được tiền thuế bồi hoàn tổng cộng là $530,257 đô-la nhưng $183,820 đô-la khác đã bị ATO chặn lại trước khi được chi trả. McCall đã bị bắt sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng bởi ATO và Cảnh sát Liên bang.
ATO nói rằng trong khi lục soát
các địa chỉ doanh nghiệp và nhà ở của McCall nhiều tài liệu và một máy vi tính xách tay đã bị tịch thu.
Các thám tử điều tra tội phạm về điện toán đã khám phá ra bằng lái xe giả, các giấy hộ chiếu và khai sinh dùng để làm trương
mục ngân hàng giả và các bản tường trình hoạt động. Một án lệnh đòi bồi thường $502,023 đô-la đã được phát ra và McCall phải ở trong nhà giam tối thiểu là bốn năm và ba
tháng trước khi có thể xin ân xá. Quyền Giám đốc Thuế vụ Michael Monaghan nói rằng sở thuế đặt trọng tâm vào các vụ gian lận thuế liên quan tới lý lịch giả. Chúng tôi đang làm việc với các cơ quan khác, chia xẻ thông tin và củng cố tiến trình ngăn chặn và khám phá các sự gian lận và trốn thuế nghiêm
trọng.
Kevin Rudd phát động chiến dịch "Skills Australia"
Sydney: Hôm Thứ Bảy, Thủ lãnh Ðối lập Kevin
Rudd đã xử dụng cuộc phát động chiến dịch tranh cử không chính thức để công bố một đề nghị mới nhằm giải quyết vấn nạn thiếu thợ chuyên môn trầm trọng của Úc. Thủ lãnh Lao Ðộng đã công bố chương trình "Skills Australia" như là một phần của bài diễn văn chính được đưa ra tại khu vực nằm sâu trong vành đai có nhiều người thiếu nợ mua nhà ở vùng phía tây Sydney. Mặc cho ngày bầu cử chính thức chưa được ấn định, ông Rudd đã khởi động có hiệu quả chiến dịch tranh
cử của Lao Ðộng với bài diễn văn của mình trước 400 ủng hộ viên trung thành của Lao Ðộng tại Penrith
Civic Centre, trong khu vực chiếc ghế bấp bênh Lindsay của đảng Tự Do. Nghị sĩ Tự do hồi hưu Jackie Kelly giữ chiếc ghế này, vốn là khu vực của các đối thủ của Thủ tướng John Howard.
Lời công bố hôm Thứ Bảy là một lời hứa để giải quyết vấn nạn thiếu thợ chuyên môn đang làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Úc. Ông Rudd nói rằng, có quá nhiều nhà
kinh doanh của đất nước chúng ta đã bị cầm chân vì cuộc khủng hoảng tay nghề và thời gian đã điểm cho sự lãnh đạo quốc gia. "Skills Australia" sẽ là một hội đồng độc lập theo luật định có trách nhiệm cố vấn cho chính phủ về nhu cầu thợ chuyên môn trong tương lai của quốc gia. Hội đồng "Skills Australia" sẽ được 7 thành
viên hướng dẫn. Ông Rudd nói rằng những người này sẽ bao gồm các kinh tế gia, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các
nhà hàn lâm và các nhà cung cấp công tác huấn luyện và đào tạo. Ông Rudd nói rằng một trong những mục tiêu của Skills Australia là nhận diện các thiếu hụt về thợ chuyên
môn trong những ngành nghề khác nhau trước khi nó gây ra áp lực về năng suất và trở thành mối quan ngại. Các
thông tin được Skills Australia thu thập sẽ được phân phối rộng khắp để các nhà thầu, các nhà kinh doanh và công nhân trong tương
lai có thể chuẩn bị tốt nhất cho những quyết định về huấn luyện và tuyển dụng tương lai của họ. Ông nói, nhưng quan trọng nhất là những đề nghị của Skills Australia sẽ giúp hình thành các quyết định của chính phủ xuyên qua một thời gian lâu dài.
Một nhà chính trị lão
thành và là chuyên gia về chiến dịch tranh cử của đảng Lao Ðộng, Nghị sĩ John Faulkner nói rằng ALP mong rằng sự việc hôm nay
sẽ cho đảng một sự dẫn đầu trong chiến dịch tranh cử. Ông nói chúng tôi không cần đợi một chính phủ đang trong
cơn xáo trộn thông báo về ngày bầu cử. Tuy nhiên Nghị sĩ Faulkner nói rằng chiến dịch tranh cử chính thức sẽ được phát động một khi ngày bầu cử được thông báo. Ông Rudd nói rằng ông đã chính
thức chọn Penrith để đọc bài diễn văn. Ông nói, bởi vì ở nơi đây, tại những chỗ như thế này, các gia đình làm việc của Úc sẽ quyết định đường hướng tương lai của đất nước chúng ta chỉ trong vòng vài tuần lễ nữa.
Sydney: hạn chế nước thường trực
Sydney: Chính phủ NSW đã công bố là việc hạn chế nước thường trực nay sẽ được áp dụng khắp Sydney. Ðược gọi là "Quy định tiết kiệm nước dài hạn", việc hạn chế này được áp dụng bất kể mực nước ở các đập hoặc sự hạ giảm cấp độ hạn chế của kế hoạch bao gồm nhiều mức khác nhau hiện nay. Theo quy định mới này, các hộ dân cư, doanh nghiệp, hội đồng thành phố và các cơ quan chính phủ khắp nơi tại Sydney đều bị cấm tưới nước từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều mỗi ngày. Tất cả các ống xịt nước phải được gắn vòi có nút/cò bấm hoặc các vòi áp suất cao và việc xịt rửa đường lái xe driveways, lối đi hoặc bất kỳ bề mặt cứng (hard
surface) nào khác, tất cả đều bị cấm. Thủ hiến Moris Iemma nói rằng biện pháp
này là để bảo vệ nguồn nước của tiểu bang trong 30 năm tới. Ông nói chúng ta đều biết rằng nước là vàng, quá hiếm quý để phung phí nên chúng tôi đặt ra kế hoạch để bảo đảm rằng một số quy định hạn chế mà chúng tôi áp dụng sẽ trở thành thường trực và là một phần của cách thức mà chúng ta tiết kiệm nước. Chúng ta hiểu rằng sự thay đổi khí hậu là có thật, nó đang hiện diện nơi đây và sự thay đổi mà nó mang lại sẽ làm thay đổi cách thức chúng ta xử dụng nước. Ông Iemma nói rằng các quy định mới này nhằm đáp ứng lại những phân tích của giới chuyên gia đã tiên đoán là lượng mưa sẽ ít hơn, những ngày nóng sẽ nhiều hơn và tỉ lệ bốc hơi sẽ cao hơn cũng như nhu cầu đòi hỏi của dân số Sydney ngày càng tăng.
Tuy thế, Thủ hiến Iemma
nói rằng các hộ dân cư sẽ không bị ảnh hưởng ngay tức thì bởi vì luật hạn chế nước cấp ba hiện nay còn gay gắt hơn cả đạo luật mới này. Ông cũng ca ngợi cư dân về nỗ lực bảo tồn nước của họ và cho biết lượng nước đã tiết kiệm được đủ để làm đầy một hồ bơi rộng gấp 278,000 lần sân vận động Olympic kể từ khi luật hạn chế nước được bắt đầu áp dụng từ năm 2003. Bộ trưởng về Tiện ích của Nước, Nathan Rees nói rằng thập niên vừa qua đã chứng kiến một sự thay đổi trong cách thức người ta xử dụng nước. Năm 2006, Sydney đã dùng cùng một lượng nước như năm 1974 dù dân số tăng thêm 1.2 triệu người. Ông nói, chúng ta biết rằng, ngoại trừ chúng ta
phải làm một điều gì đó ngay bây giờ, không thì chúng ta sẽ không chuẩn bị gì cả cho tương
lai của mình. Các biện pháp này không chỉ để đối phó với cơn hạn hán chúng ta đang chịu đựng mà còn cho các cuộc hạn hán trong nhiều năm tới. Ông Rees nói rằng các
khu vực nằm bên ngoài Sydney sẽ tiếp tục có lệnh hạn chế nước của riêng họ. Giám đốc Ðiều hành của Botanic Gardens Trust, Tim Entwisle nói rằng đây là thời điểm gay go
cho cả các công viên, vườn tược công cũng như tư nhưng việc bảo quản nước là có thể làm được. Ông nói, chúng ta đã có thể giảm một nửa số nước xử dụng trong vòng 5 năm qua, thông qua rất nhiều điều mà những người làm vườn ở nhà có thể làm, thí dụ như trải lớp phủ vườn, trồng cây hợp lý, thiết lập hệ thống tưới tiêu tốt và không tưới cỏ.
Tái xét thuế phụ thu cho Medicare
Canberra: Theo tường thuật của một tờ báo thì khoản tiền thuế tính thêm (levy sucharge) của bảo hiểm y tế Medicare đang được xem xét lại. Khoản thuế này đã cưỡng bách 280,000 người đóng thuế của Úc mỗi năm phải trả trung bình là $614 đô-la tiền thuế và đã mang lại cho
Chính phủ Liên bang hơn $1 tỉ đô-la kể từ khi nó bắt đầu được áp dụng vào năm 1997. Tờ báo The daily Telegraph tường thuật rằng nhiều tuần trước cuộc bầu cử Liên bang, Bộ trưởng Ngân khố đã được yêu cầu ước lượng các sự thay đổi về khoản thuế này. Phe đối lập cũng đang phân tích về mức lợi tức ngưỡng (threshold) $50,000 đô-la để áp dụng sắc thuế này vì mối quan ngại là nó sẽ gây thiệt hại cho các gia đình. Khoản thuế phụ thêm này được dự tính áp dụng cho những người giàu có nhưng nó đã tiếp tục gia tăng tác động tới các gia đình chật vật vì mức lợi tức ngưỡng (threshold) không được điều chỉnh cho tăng lên kể từ khi nó bắt đầu được áp dụng. Trong khi đó, mức lợi tức trung bình đã gia tăng từ $36,000 khi sắc thuế này mới được đề ra lên đến $56,000. Nếu khoản thuế phụ thu này được đưa vào tính theo tỉ lệ thì mức lợi tức ngưỡng bây giờ sẽ là $86,000.
Chưa rõ là việc xem xét
lại của Bộ trưởng Ngân khố được thực hiện với quan điểm nhằm thay đổi chính sách hay chỉ để cung cấp tính miễn nhiễm nhằm chống lại các sự phê bình, chỉ trích của Lao Ðộng về vấn đề này.
$10,000 đô-la tiền thưởng sinh con!?
Canberra: Hôm Thứ Hai, Nghĩ sĩ Steve
Fielding của đảng Family First đã đề nghị một món tiền thưởng hậu hỹ khi sinh con để khuyến khích các gia đình có thêm trẻ em. Nghị sĩ Fielding đã nói rằng, theo đề nghị của ông, cha mẹ nên nhận được $10,000 đô-la kể từ đứa con thứ ba. Ông nói, Úc đã thực sự gặp khó khăn bởi vi không sản xuất đủ số người trẻ Úc mới. Ông nói với đài truyền hình số 9 rằng, chúng tôi nghĩ tiền thưởng sinh con là rất tốt và món tiền thưởng hậu hỹ cho những người có đứa con thứ ba sẽ rất là hợp lý. Tiền thưởng sinh con của chính phủ là món tiền $4133 đô-la trả một lần cho mỗi đứa trẻ. Nghị sĩ Fielding cho biết, Bản báo cáo Intergenerational Report thứ hai của chính
phủ được công bố vào hồi Tháng Tư năm nay đã tiên đoán một cuộc khủng hoảng về dân số già lão. Ông nói, chúng ta cần có những đứa trẻ. Nếu chúng ta không có thêm trẻ em thì tất cả chúng ta sẽ già lão
và không có ai đóng thuế để hỗ trợ cho chúng ta. Khi nghĩ đến điều này bạn sẽ thấy số tiền này rất nhỏ để cấp cho những người có đứa con thứ ba.
Nghị sĩ Fielding nói thêm rằng các mối quan ngại đã được nêu lên vào lúc món tiền thưởng này mới được áp dụng lần đầu tiên là nó sẽ chỉ khích lệ những người tham tiền hơn là thích có con. Ông nói, việc này đã không
có vẻ là vấn nạn lớn. Nhìn toàn bộ vấn đề, tôi không tin là điều này sẽ xảy ra. Chắc chắn là nó
có lẽ sẽ xảy ra trong một số ít trường hợp nhưng thực tế khi chúng ta bắt đầu nói về người ta như thế thì tôi nghĩ là lúc đó nước Úc của chúng ta đã nghèo nàn hơn. Chúng ta cần phải khuyến khích người ta có thêm em bé. Không có điều gì sai trong việc này cả vì nuôi
dưỡng một em bé là rất tốn kém nhưng nó là phần thưởng quý giá nhất đời người.
Nghị sĩ Fielding sẽ đệ trình đề nghị của ông trong cuộc họp với Thủ tướng Howard vào hôm Thứ Ba. Ông nói rằng người ta đã quá nhàm chán và mỏi mệt với các vấn đề về quyền lãnh đạo của chính phủ và phải quay trở lại việc lèo lái đất nước này. Ông nói, Family First nghĩ rằng những sự việc như quay trở lại với các vấn đề về gia đình, thí dụ như tiền thưởng sinh con này thì hợp lý hơn.
Cảnh sát: em nhỏ đã bị cha bỏ rơi
Canberra: Cảnh sát tin rằng em bé
bị bỏ rơi tại nhà ga
xe lửa Melbourne đã bị người cha bỏ ở đó trước khi ông bay đi Mỹ. Hôm Thứ Hai, thám tử cảnh sát Brad Shallies nói rằng người đàn ông dẫn em bé đến nhà ga xe lửa Southern Cross trong thành phố và bỏ em ở đó vào hôm
Thứ Bảy là cha của em bé. Sau đó ông này đã ra phi trường và lên máy bay đi Mỹ. Bé gái khoảng 3 tuổi hiện đang được bảo bọc và chăm sóc cẩn thận. Thám tử Shallies nói rằng chúng tôi tin là ông ấy đã rời Úc và
có thể hiện nay đang ở Hoa Kỳ. Chúng tôi tin rằng người đàn ông này là cha của em bé nhưng chúng
tôi không chắc chắn 100 phần trăm. Ông nói, đây là một trong số các vụ gay cấn nhất mà tôi can dự. Cảnh sát sẽ không tiết lộ tên của người đàn ông cho tới khi họ tìm được tung tích của ông. Thám từ Shallies nói rằng có thể ông ta phải đối diện với việc bị truy tố về tội hình sự. Ông cho biết, người đàn ông và em bé bay từ Tân Tây Lan đến Melbourne sáng Thứ Năm tuần trước. Em bé này, được cảnh sát gọi là "Pumpkin", em hiểu tiếng Anh và đã hỏi Mẹ em đâu? Cảnh sát không biết chắc là em có nói được ngôn ngữ nào khác hay không nhưng em và cha em mang hộ chiếu của Tân Tây
Lan. Thám tử Shallies nói rằng cảnh sát đã làm việc với nhà chức trách Tân Tây Lan và Hoa Kỳ. Một giả thuyết được nêu ra là em bé gái này có thân nhân tại Úc và
người cha hy vọng sẽ có ai đó đứng ra để nhận em. Thám tử Shallies nói rằng rất có khả năng là có một thân nhân hoặc họ hàng xa tại Úc. Trước đây ông nói với đài truyền hình số 7 rằng một số cuộc điện thoại từ công chúng gọi đến hôm Chủ Nhật đã đưa cảnh sát tới việc hình thành một "cốt truyện chắc chắn" về điều gì đã xảy ra.
Người đàn ông và
em bé đã ở lại Melbourne hai đêm trong khách sạn trước khi ra trạm xe lửa Southern Cross khoảng 8 giờ sáng Thứ Bảy. Thám tử Shallies
nói rằng chúng tôi biết, tại đây em bé đã bị bỏ lại ở dưới chân một cầu thang cuốn. Giới hữu trách ở nhà ga tin rằng em bé có thể nhận diện được người đàn ông trên máy quay phim giữ an ninh. Một đoạn phim
trong máy cho thấy em bé nắm tay một người đàn ông đang kéo một cái va-li. Sau đó người đàn ông biến mất, bỏ lại bé gái đi lang thang trong nhà ga một mình tới 15 phút
trước khi các nhân viên an ninh thấy em. Thám tử Shallies
nói rằng Pumpkin đã rất "trầm tĩnh và điềm nhiên" từ khi được đưa đi chăm sóc. Giám đốc Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em và Gia đình thuộc Bộ Dịch vụ Cộng đồng (Human Services), bà Christina Asquini nói rằng
Pumpkin đã được chăm lo chu đáo. Chúng tôi yêu cầu mẹ em bé, cha em bé hoặc bất cứ người thân thích nào trong gia đình ra nhận em....
họ có thể giúp chúng tôi tìm được giải pháp tốt nhất cho em
trong tương lai.
$50 triệu đô-la mỗi năm chi cho tội phạm liên can tới rượu
Canberra: Một báo cáo mới cho thấy $50 triệu đô-la được chi ra hàng năm cho cảnh sát để đáp ứng các vụ tội phạm liên can tới rượu. Số tiền này bằng với tiền lương hàng năm của khoảng 1000 nhân viên cảnh sát toàn thời. Các số liệu này được tiết lộ bởi Phòng Thống kê và Nghiên Cứu về Tội phạm NSW (BOCSAR) hôm Thứ Hai. Ðây là bản báo cáo đầu tiên theo dõi về phí tổn ngày càng cao của các vụ tội phạm liên can tới rượu của tiểu bang. Don Weatherburn từ BACSAR nói rằng, con số tổng cộng được ước đoán còn cao hơn nữa vì bản báo cáo chỉ tìm hiểu về các dịch vụ cảnh sát ở tuyến đầu để đáp ứng các vụ liên can tới rượu. Bác sĩ Weatherburn nói, đây chỉ là con số tối thiểu. Năm mươi phần trăm tất cả các vụ tấn công ở NSW đều có liên can tới rượu nhưng chỉ có một trong số ba vụ được báo cáo với cảnh sát. Ông nói, bản báo cáo này, phỏng đoán phí tổn ngắn hạn về thời gian mà cảnh sát dùng để đối phó với các tội phạm liên can tới rượu. Ðây chỉ là cái chóp của một tảng băng.
Tấn công là những vụ mà đa số có liên
can tới rượu. Bác sĩ Weatherburn nói. Khoảng 15 phần trăm những lần mà cảnh sát
can thiệp vào các vụ tấn công được thấy là có liên hệ tới rượu. Tại khu vực dân cư thưa thớt ở phía tây NSW tình trạng này càng tệ hơn, với phí tổn chi cho
cảnh sát của các vụ có liên quan tới rượu là trên $9 triệu đô-la, tương đương với phí tổn ở các khu vực thành thị đông đúc dân cư của Sydney. Giám đốc Cảnh sát NSW Andrew Scipione nói rằng các nỗ lực của cảnh sát
chung quanh khu vực các quán rượu có khuynh hướng lộn xộn sẽ gia tăng trong thời gian giải chung kết NRL và Giải thế giới về Rugby. Ông nói rằng thêm 30 nhân viên sẽ được bổ sung vào
lực lượng cảnh sát để giải quyết các vụ liên can đến rượu xảy ra tại các quán rượu.
Chồng bà Whelan: Phán quyết về Burell thật là "cay đắng"
Sydney: Việc kết tội Bruce
Burrel về cái chết của góa phụ Dorothy Davis ở Sydney đã được mô tả là "cay đắng" bởi người chồng của một phụ nữ khác cũng bị y giết hại. Hôm Thứ Hai, Tòa Thượng thẩm Sydney đã ra phán quyết buộc tội Bruce Burrell về tội sát hại bà Davis 12 năm trước đây. Bà Davis, 74 tuổi được thấy lần cuối cùng
vào Tháng Năm 1995 sau khi rời căn nhà của bà ở Lurline Bay, vùng ngoại ô phía Ðông Sydney. Năm ngoái,
một bồi thẩm đoàn tại tòa Thượng thẩm Sydney đã kết luận y phạm tội bắt cóc và giết chết bà Kerry Whelan, 39 tuổi, người được thấy lần sau cùng tại một bãi đậu xe trong một khách sạn ở vùng phía tây Sydney hồi tháng Năm 1997.
Xác của cả 2 người phụ nữ này chưa bao giờ được tìm thấy.
Ông Bernie, chồng bà
Whelan đã hoan nghênh phán quyết của tòa hôm Thứ Hai nhưng nói rắng nó là một "sự cay đắng" cho gia đình Whelan. Ông nói: "phần đau buồn về sự việc này là
nếu nó được điều tra kỹ lưỡng vào lúc đó.... thì Bruce có thể đã bị bắt và
Kerry có thể vẫn còn sống. Ðối với chúng tôi thì đây là một phán quyết đầy cay đắng". Tuy nhiên ông Whelan nói rằng ông "rất
vui" cho gia đình Davis, những người mà ông nói là đã phải sống trong địa ngục trong 12 năm qua. Ông nói, thật đáng mừng khi thấy rằng cuối cùng thì họ đã thấy công lý được thực thi cho người mẹ của họ. Ðó là một cuộc chiến đấu lâu dài. Tôi hy vọng là gia đình Davis đã có thể được an bình trong tâm hồn. Chắc chắn là
chúng tôi sẽ cố gắng để sống và tôi đoán rằng chương cuối cùng là chúng tôi hoặc những người nào khác sẽ có thể tìm ra được xác của họ, bởi vì chúng tôi tin rằng những cái
xác này được chôn dấu cùng một chỗ. Tìm ra được xác và đặt họ yên nghỉ với phẩm giá là ưu tiên rất cao của các con tôi và tôi.
Mark Tedeschi, QC người giữ vị trí Công tố viên trong cả 2 phiên tòa cho là Burell đã chôn dấu cả hai nạn nhân tại bất động sản ở Hillydale, Bungonia trong vùng cao nguyên phía nam NSW của y.
=END=
8- Ðời Sống Quanh Ta
- Giăng Bẫy Chờ Kẻ Giết Người
Vũ Hải
(SGT)
Buổi sáng Chúa nhật ngày
hôm ấy là một buổi sáng mùa đông ảm đạm tại thị trấn nhỏ vùng mỏ than Bannock ở tiểu bang Ohio. Trong một căn nhà nhỏ làm bằng gỗ trắng một chàng
thanh niên 21 tuổi đẹp trai tên là Jamie Paxton đang thú vị thưởng thức ly cà phê nóng và những chiếc bánh
donut thơm phức do bà mẹ mới làm xong. Sau khi có một bữa điểm tâm
ngon lành, chàng trai đứng dậy xách chiếc cung của mình rời khỏi nhà đi săn nai.
Ðúng ra Jamie phải trở về nhà để ăn trưa vào lúc 11 giờ sáng hôm ấy. Tuy nhiên mãi đến 2.40 phút chiều bà mẹ Jean 49 tuổi vẫn chưa thấy con trai về. Chợt nghe tiếng xe đậu ngoài cổng bà Jean mở cửa nhìn ra và chợt lạnh người khi nhìn thấy chiếc xe cảnh sát vừa dừng bánh trước cổng nhà. Chạy ra mái hiên bà Jean linh cảm thấy chuyện khủng khiếp xảy ra khiến đầu gối của bà quỵ xuống. Bà phải tựa người vào chồng mới có thể đứng vững được và miệng thều thào "Ðừng, đừng nói rằng con tôi, Jamie đã chết!" Tuy nhiên điều mà Jean không hề mong đợi đã đến. Những viên cảnh sát trang trọng bỏ mũ và đau buồn nói với vợ chồng Jean rằng họ đã tìm thấy xác chết của Jamie trong rừng!
Nạn nhân được tìm thấy nằm chết trong một khu rừng ngày 10.11 năm đó với những vết đạn tiểu liên xuyên thủng lồng ngực, mông và đầu gối bên phải. Sau khi tiến hành điều tra hết sức cẩn thận các
thám tử đồn cảnh sát địa phương thở phào vì nhận thấy rằng kẻ sát nhân không phải là người địa phương và chắc chắn Jamie chưa hề quen biết với tên sát nhân này. Sau vài ngày đau đớn khóc lóc vì thương tiếc con Jean cho rằng khóc than thôi chưa đủ và bà phải làm mọi cách để biết ai là kẻ đã giết con bà và lý do tại sao con bà phải chết. Phương
cách duy nhất của Jean là đăng những bức thư gửi cho kẻ sát nhân trong mục thư bạn đọc của một tờ báo địa phương. Dù cảnh sát cho rằng tên sát nhân là một kẻ lòng người dạ thú và không thể nào mủi lòng trước những lá thư của Jean được, bà vẫn có một niềm tin sắt đá là tên sát nhân còn có một chút tình người.
Trong một lá thư gửi cho tên
sát nhân bà Jean đã viết như sau: "Thật dễ hiểu hơn cho anh nếu tôi viết lá thư này với tất cả lòng thù hận, vì anh là người đã giết chết con trai của tôi. Tuy nhiên tôi lại chẳng thấy thù hận gì anh
cả. Tôi chỉ đau lòng vì anh đã cướp lấy con trai tôi trong ngày 10.11 ấy và đã biến cuộc đời tôi thành những ngày buồn đen tối. Anh có nghĩ đến cái chết của anh một ngày nào đó hay không? Trừ phi anh thú nhận tội lỗi và cầu xin Chúa tha thứ nếu không anh sẽ phải suốt đời ân hận trong bóng tối của tội lỗi. Nếu ngày nào đó anh sa lưới pháp luật, tôi sẽ lấy làm buồn cho cả gia đình anh cũng chia một phần gánh nặng tội lỗi mà anh đã gây ra."
Jean tin rằng đánh động lương tâm của tên giết người chính là bước đầu tiên để đưa tên sát nhân ra trước vành móng ngựa. Vô số những bức thư của bà gửi đi đã không hề có hồi âm, tuy
nhiên Jean vẫn kiên trì viết và lời lẽ của những bức thư ngày
càng dịu dàng, tha thiết nhưng vẫn tràn ngập nỗi lòng đau đớn không nguôi của một bà mẹ mất con và luôn luôn khao khát được biết vì sao
con trai mình phải chết.
Một năm trôi qua trong vô vọng và khi
mà mọi người thôi hết tin vào hiệu quả của việc mà Jean từng làm cả năm nay, thì bất ngờ một tiếng nói vang lên từ đáy sâu của sự im lặng và bóng tối.
Trong một lá thư nặc danh
dài hai trang giấy đánh máy được gửi đến cho tòa soạn của tờ báo vẫn thường đăng những bức thư của Jean gửi cho tên sát nhân, tên sát nhân đã mô tả chi tiết vụ giết chết Jamie
Paxton và chính thức tuyên bố rằng hắn chính là kẻ đã nổ súng giết chết chàng trai vô tội nói trên. Trong bức thư tên sát
nhân nói rằng hắn không hề quen biết chàng trai Jamie trước ngày Chúa nhật định mệnh 10.11 năm trước. Tuy nhiên từ trước đó khá lâu hắn đã bị ám ảnh bởi việc giết người và luôn có một sức mạnh kỳ bí trong tư tưởng hắn thôi thúc hắn phải giết chết một ai đó.
Vì thế buổi sáng hôm đó khi
xách súng ra khỏi nhà tên sát nhân biết rằng có ít nhất một ai đó phải chết và chưa biết trước người đó sẽ là ai. Hắn chỉ biết rằng hắn khao khát được giết người và phải có ai đó trở thành nạn nhân của hắn ngày hôm đó.
Kẻ sát nhân nói thêm rằng đứng về mặt định nghĩa từ vựng mà nói thì hắn đúng là một tên giết người hàng loạt. Có nghĩa là động lực từ trong tâm tư của hắn khiến hắn ra tay giết chết một loạt không vì lý do gì, rồi hắn sẽ nghỉ một thời gian trước khi lại ra tay sát hại hàng loạt người khác cũng không có một động cơ nào rõ rệt. Tuy nhiên kẻ sát nhân nói rằng hắn cũng chỉ là một người đàn ông bình thường như mọi người khác trong xã hội có nghĩa là cũng có một gia đình, một công ăn việc làm và một ngôi nhà ấm cúng cũng như gia đình của bà Paxton. Hắn nói rằng có một điều gì đó trong đầu óc hắn đã khiến hắn trở thành một tên giết người không có trái tim. Hành động giết người xảy ra ngoài sức tự chủ của hắn. Hắn nói rằng hắn giết chết chàng trai Jamie cũng đơn giản như bắn bể một chiếc chai
bia uống xong vứt bên vệ đường mà thôi, chứ chẳng hề có khái niệm thế nào là giết chết một con người hay bắn một con nai.
Hắn mô tả rằng lúc xảy ra vụ bắn chết Jamie hắn đang say rượu và có một giọng nói vang lên trong đầu hắn bảo hắn phải nổ súng và
giết chết chàng trai đang đi bên đường. Sau đó hắn dừng xe lại và leo ra ngoài. Lúc đó Jamie đang đi dọc theo
bìa rừng và dường như chuẩn bị bước vào những hàng cây bên trong. Liếc nhìn thấy tên sát
nhân, Jamie hầu như không để ý đến và cứ việc bước đi bình thường. Tên sát nhân nâng súng lên và ngắm cẩn thận trước khi bóp cò. Viên đạn đầu tiên ghim đúng vào ngực bên phải của Jamie khiến chàng trai gục xuống và gào lên trong khủng khiếp. Tuy
nhiên Jamie cố gắng đứng dậy và bỏ chạy. Tên sát nhân nổ phát súng thứ hai đúng vào đầu gối của Jamie khiến chàng trai lại rú lên kinh hoàng và lần nữa cố gắng ngẩng đầu lên hướng về phía tên sát nhân. Ðể chắc chắn rằng Jamie phải chết, tên sát nhân nổ phát súng thứ ba đúng vào mông của nạn nhân và lần này thì chàng trai nằm im bất động.
Qua bức thư của tên sát
nhân gia đình Paxton biết chắc rằng như thế tên sát nhân là một kẻ hoàn toàn lạ mặt và không có hy vọng gì họ sẽ nhận diện được kẻ giết người. Nhưng Jean vẫn không mất niềm hy vọng rằng một ngày kia tên sát nhân sẽ sa lưới pháp luật. Và khi hắn bị bắt Jean muốn nói cho hắn hiểu rằng hắn bắn chết Jamie nhưng không chỉ có Jamie là nạn nhân mà những người thân thuộc của Jamie đều biến thành nạn nhân vì mang mãi nỗi thương đau, mất mát Jamie qua rất nhiều năm tháng không nguôi ngoai được.
Khi tên sát nhân tấn công lần thứ hai giết hại nạn nhân
Claude Hawkins vào ngày 14.3.1992 tương tự như vụ giết hại Jamie,
cảnh sát mới tin rằng quả thật có một tên giết người hàng loạt đang hành động. Những cuộc họp của các thám tử được tiến hành và FBI cũng vào cuộc vì Hawkins bị giết ngay trên lãnh thổ thuộc quyền quản lý của liên
bang. So sánh những chi tiết của các vụ án tại Ohio, các thám tử nhận ra rằng ít nhất có bốn vụ cùng do một tên sát thủ gây ra với Jamie là nạn nhân thứ hai và Hawkins là nạn nhân thứ bốn. Tiếp đó ngày
5.4.1992 Gary Bradley một người đi câu cá tại West Virginia đã bị bắn từ sau lưng chết thảm và một toán đặc nhiệm lập tức được thành lập để tìm cách tóm cổ tên giết người.
Vài ngày sau các chuyên gia của FBI đã đưa
ra được chân dung tổng quát của tên giết người như sau. Hắn là một tên đàn ông da trắng chừng 30 tuổi và là một tay khoái chơi súng. Những tên giết người loại này từng có tiền sử bị ám ảnh với hành vi phá hoại công trình văn hóa và phóng hỏa, độc ác với thú vật. Cũng có khả năng những vụ giết người có liên quan đến những giai đoạn khủng hoảng tâm thần của tên sát nhân. Nhân ngày sinh nhật của Jamie
bà Jean đã viết một lá thư đăng báo gửi cho tên sát nhân và nói cho hắn biết chính hắn là lý
do khiến Jamie không có mặt để ăn chiếc bánh sinh nhật do bà tự tay làm. Cùng lúc cảnh sát quyết định đăng tải tất cả những chi tiết giả thuyết liên quan đến tên sát nhân và kêu gọi dân chúng tiểu bang
Ohio giúp sức tìm thủ phạm.
Tại thị trấn Canton
Richard Fry một người đàn ông 43 tuổi đọc bài báo một cách thờ ơ tuy nhiên chợt nhớ đến một người bạn học của mình là Tom Dillon. Tom là một nhân viên của sở thủy cục Canton
Water Department và sống cách nơi xảy ra vụ án mạng Jamie chừng 120 cây số. Richard nói sự nghi ngờ của mình với cảnh sát. Theo lời khai của Richard thì vào thập niên 1970 ông ta cùng với Tom hay
lái xe ra các vùng rừng rậm để uống bia, bắn phá các
bảng hiệu chỉ đường và đốt ẩu những nhà gỗ bỏ hoang. Theo Richard thì cả hai nhiều lúc cũng thảo luận đến những vụ giết người hàng loạt và Tom coi tên tội phạm giết người như ngóe tên là Ted Bundy là thần tượng của mình.
Mùa hè năm 1992 Tom bổng dưng hỏi Richard
rằng liệu Richarc có tin rằng hắn đã từng giết người không. Khi Richard trả lời không thì tên Tom cười mĩa và bảo rằng quen biết bao nhiêu năm mà Richard chẳng hiểu gì ráo tâm lý của bạn mình.
Ngày 27.11 Tom Dillon bị bắt vì tội sở hữu súng bất hợp pháp.
Ngày 4.12 năm đó một người đàn ông đến gặp cảnh sát và mang theo một khẩu súng mà
Tom đã bán cho ông ta ngay sau vụ giết hại nạn nhân
Gary Bradley. Khám nghiệm đạn đạo chứng tỏ rằng khẩu súng đó đã được dùng để giết chết Bradley và Hawkins. Ngày 22.1.1993 Tom bị kết án tử hình vì
hai tội sát nhân và tiền tại ngoại hầu tra được tòa đưa ra là một triệu đô la.
Trong thời gian bị giam giữ chờ ra tòa,
sau khi được luật sư của hắn thuyết phục rằng nên thú tội để được giảm án tử hình, Tom Dillon đã thú nhận cả năm tội sát nhân và bị kết án 165 năm tù tại nhà tù kiên cố nhất của tiểu bang Ohio là nhà tù Lucasville. Khi biết bà Jean
gọi hắn là kẻ hèn nhát Tom đã gọi điện thoại từ nhà tù cho bà Jean và bà đã có cơ hội được thuyết giáo cho hắn hơn một tiếng đồng hồ về sự hối hận và hãy cầu nguyện xin Chúa tha thứ tội lỗi. Ngoài ra bà Jean còn vận động được tòa án cho bà thừa hưởng được 25 triệu đô la thu được từ những lợi tức tương lai mà tên tội phạm có thể kiếm được như viết sách, làm phim về tội ác của hắn. Khi biết vợ Tom thưởng 25 ngàn đô la cho ai làm cuốn phim về câu chuyện của Tom, bà Jean đã vận động quốc hội tiểu bang thông qua luật ngăn cản gia đình của các tên
tội phạm được hưởng lợi từ những tội ác của chúng.
=END=
**********************************